Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh lậu cần đi khám ngay, chị em không nên bỏ qua

Tâm sự 02/02/2023 - 16:21

Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục rất phổ biến ở cả nam và nữ. Phụ nữ mắc bệnh lậu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...

Vậy, chị em cần lưu ý những dấu hiệu nào nghi ngờ nhiễm bệnh lậu cần đi khám?

ADVERTISEMENT

1. Bệnh lậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm rất đáng lo ngại ở phụ nữ mắc bệnh lậu là thường không có những biểu hiện, triệu chứng rõ ràng mà kín đáo, thậm chí trên 50% trường hợp không có biểu hiện bệnh. Điều này rất nguy hiểm vì người mắc bệnh rất dễ vô tình lây bệnh cho người khác hoặc để diễn tiến bệnh nặng, cấp tính có dấu hiệu đái buốt, chảy mủ từ niệu đạo… mới đi khám.

Nguyên nhân gây bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là một bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục rất phổ biến.

Con đường lây nhiễm bệnh lậu là quan hệ t.ình d.ục không được bảo vệ bao gồm: quan hệ t.ình d.ục qua đường â.m đ.ạo, quan hệ t.ình d.ục qua đường h.ậu m.ôn, quan hệ t.ình d.ục bằng miệng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan khi chạm vào mắt nếu tay mang chất dịch bị nhiễm bệnh. N.hiễm t.rùng cũng có thể lây sang trẻ sơ sinh khi sinh nếu người mẹ mắc bệnh. Bệnh lậu cũng có thể lây truyền giữa những phụ nữ có quan hệ t.ình d.ục với phụ nữ.

Vi khuẩn lậu thường phát triển ở những vùng ẩm ướt của cơ thể. Ảnh hưởng của bệnh lậu có thể thấy ở niệu đạo, ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung, â.m đ.ạo, d.ương v.ật, trực tràng, mắt, cổ họng và khớp. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể gây n.hiễm t.rùng cổ tử cung và lây lan khi quan hệ t.ình d.ục.

Những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh lậu cần đi khám ngay, chị em không nên bỏ qua - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Các triệu chứng ban đầu của bệnh lậu ở phụ nữ thường âm thầm.

Bệnh lậu nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.

Tuy nhiên, vì các triệu chứng ban đầu của bệnh lậu ở nữ giới thường âm thầm, không biểu hiện rõ ràng, thậm chí có trường hợp không có triệu chứng khiến nhiều chị em phụ nữ không biết để đi khám hoặc chủ quan nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa thông thường dẫn đến bệnh nặng, có thể gây các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

ADVERTISEMENT

2. Chị em cần đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lậu

Video đang HOT

Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên gia Sản phụ khoa, bệnh lậu ở phụ nữ nếu không được điều trị có thể gây viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm niêm mạc tử cung và là một nguyên nhân phổ biến gây viêm vùng chậu, có thể phá hủy ống dẫn trứng dẫn đến hiếm muộn hoặc tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được điều trị, người mẹ có thể truyền bệnh cho con khi sinh qua đường â.m đ.ạo. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lậu là rất quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện lâm sàng bệnh lậu ở nữ giới thường âm thầm, không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn với viêm nhiễm â.m h.ộ, â.m đ.ạo như: đau rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch â.m đ.ạo hoặc chảy m.áu giữa chu kỳ k.inh n.guyệt. Khám bộ phận s.inh d.ục thấy: Mủ ở â.m h.ộ, lỗ niệu đạo viêm đỏ, cổ tử cung viêm đỏ…

Nếu mắc lậu ở họng, hầu do quan hệ s.inh d.ục – miệng. Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng. Khám thấy họng đỏ, viêm họng mạn, có thể kèm giả mạc.

Lậu h.ậu m.ôn – trực tràng, do quan hệ s.inh d.ục – h.ậu m.ôn hoặc do mủ chảy từ â.m h.ộ xuống h.ậu m.ôn, người bệnh có biểu hiện mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhày hoặc không.

Vì vậy, khi có quan hệ t.ình d.ục không an toàn mà thấy bất kỳ một triệu chứng nào sớm nhất hoặc nghi ngờ có thể mắc bệnh lậu, phụ nữ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.

ADVERTISEMENT

Những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh lậu cần đi khám ngay, chị em không nên bỏ qua - ảnh 2

Chị em cần đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lậu. Ảnh minh họa

3. Phòng ngừa bệnh lậu như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu là tránh quan hệ t.ình d.ục không an toàn; Sử dụng b.ao c.ao s.u đúng cách khi quan hệ t.ình d.ục qua đường â.m đ.ạo, đường h.ậu m.ôn.

Không quan hệ t.ình d.ục với người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: đi tiểu buốt, đau hoặc phát ban ở bộ phận s.inh d.ục…

Cần chung thủy một vợ một chồng: Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục như bệnh lậu tăng lên nếu bạn có nhiều bạn tình. Vì vậy, chung thủy một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ với một bạn tình (đã được kiểm tra không mắc bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục) là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lậu.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đi khám ngay. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh lậu thì tuyệt đối không được quan hệ t.ình d.ục để tránh lây bệnh cho người khác. Tránh quan hệ t.ình d.ục cho đến khi bản thân và bạn tình của mình được điều trị và kiểm tra xác định đã khỏi bệnh.

ADVERTISEMENT

Quan hệ với bạn gái quen qua mạng, chàng trai bị bệnh lậu ở mắt

Bệnh nhân cho biết khởi đầu anh thấy mắt phải bị đỏ, cộm mắt khi chớp. Sau đó, mắt phải sưng nề, phù mi và hốc mắt, hạn chế mở mắt kèm tăng tiết dịch mủ vàng xanh liên tục, số lượng nhiều. Bị đau rát nhiều, khó chịu nên anh đi khám tại phòng khám tư và được chẩn đoán bị viêm kết mạc mắt.

Điều trị suốt 7 ngày nhưng không thấy thuyên giảm, anh đến khám lại tại Bệnh viện mắt Trung Ương, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Da liễu Trung ương theo dõi tình trạng lậu ở mắt.

Trước khi xuất hiện tổn thương mắt 2 ngày, bệnh nhân có quan hệ t.ình d.ục với bạn gái quen qua mạng, có sử dụng b.ao c.ao s.u.

Những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh lậu cần đi khám ngay, chị em không nên bỏ qua - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Bệnh lậu ở mắt thường hiếm gặp, dễ chẩn đoán nhầm. Ảnh minh họa: H.M.

BS Nguyễn Thị Kim Cúc, khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết bệnh nhân vào viện với biểu hiện sưng nề mi mắt và hốc mắt phải, chảy dịch mủ vàng xanh liên tục số lượng nhiều, giác mạc mắt phải đục, kết mạc mắt phải đỏ. Bệnh nhân bị đau rát nhiều, khó mở mắt phải, nhìn mờ. Bệnh diễn biến được 10 ngày.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lậu ở mắt, được nhập viện điều trị bằng kháng sinh, kết hợp chăm sóc tích cực tại chỗ. Sau một ngày, bệnh nhân đáp ứng tốt, mắt phải bớt sưng nề và giảm chảy dịch mủ rõ rệt.

Theo bác sĩ lậu là một bệnh nhiễm khuẩn do song cầu Gram (-) Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ t.ình d.ục không an toàn đường â.m đ.ạo, h.ậu m.ôn và sinh dục-miệng, ngoài ra có thể được truyền sang các cơ quan khác như mắt khi tiếp xúc với vi khuẩn lậu.

Vi khuẩn lậu gây bệnh tại các vị trí niêm mạc như niệu đạo, â.m đ.ạo, cổ tử cung trực tràng, họng - miệng, bao hoạt dịch và mắt. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, dao động 2-5 ngày. Bệnh có thể lây khi người bệnh đang trong thời gian ủ bệnh, chưa có triệu chứng. Đây chính là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng.

Bệnh lậu ở mắt xảy ra ở cả nam và nữ với mọi lứa tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ sơ sinh trong khi ở người lớn thường hiếm gặp. Vì thế, việc chẩn đoán lâm sàng có thể bị trì hoãn và dễ bỏ sót. Như trường hợp trên, do chẩn đoán nhầm nên điều trị muộn đã có biến chứng nhưng rất may không bị thủng giác mạc.

ADVERTISEMENT

Lậu mắt là một n.hiễm t.rùng nặng nề, có thể gây ra viêm loét giác mạc nhanh chóng dẫn đến biến chứng mất thị lực. Vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh lậu ở mắt có thể chia thành hai hình thái lâm sàng riêng biệt: lậu mắt ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ mắc trên thế giới dưới 1% và lậu mắt ở người lớn có quan hệ t.ình d.ục với tỷ lệ lưu hành tại Hoa Kỳ khoảng 146 ca trên 100.000 dân.

Cách lây truyền hết sức đa dạng, trẻ sơ sinh bị bệnh khi được sinh thường qua ngả â.m đ.ạo ở bà mẹ bị bệnh lậu thời kỳ mang thai, ngay cả khi trẻ được sinh mổ trẻ vẫn có nguy cơ bị lây bệnh.

ADVERTISEMENT

Với người lớn, sự lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ t.ình d.ục, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch cơ thể có chứa vi khuẩn lậu.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khoảng 2-5 ngày sau nhiễm. Một số trường hợp có thể xuất hiện sớm sau 1 ngày hoặc muộn tới 14 ngày với các biểu hiện:

- Mắt đỏ, sung huyết.

- Sưng nề mi mắt và tổ chức quanh mắt.

- Khó mở mắt.

- Chảy dịch mủ trắng, vàng hoặc xanh lá cây số lượng nhiều, liên tục tạo thành một lớp vảy trên mắt.

- Đau, rát nhiều.

- Giảm độ nhạy cảm với ánh sáng.

- Ngoài ra, với nhóm đối tượng người lớn có quan hệ t.ình d.ục, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng ở cơ quan khác ngoài mắt.

Nam thanh niên mắc bệnh lậu sau lần đi mát xa 'tới bến’ Nam thanh niên chưa lập gia đình, có kết quả mắc bệnh lậu. Bệnh nhân chia sẻ đó là kết quả sau lần anh đi mát xa. Lậu là bệnh truyền nhiễm qua đường t.ình d.ục, do vi khuẩn lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae) gây ra. Những người quan...

Chia sẻ