Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Chân nam sinh mọc đầy cục tròn cứng như đá, không thể đi lại vì uống thứ này thay nước

Công nghệ 27/04/2024 - 00:54

Trong khi bạn bè đồng trang lứa tất bật chuẩn bị cho kỳ thi đại học thì Zhang Chao (Thâm Quyến, Trung Quốc) lại phải nhập viện phẫu thuật chân.

Zhang Chao năm nay 18 tuổi, theo học tại một trường cấp 3 chuyên có tiếng tại Thâm Quyến (Trung Quốc). Anh kể lại, chân phải của mình đã xuất hiện các cục tròn, sờ vào cứng như đá từ khá lâu. Lúc đầu, các cục này có kích thước rất nhỏ và không quá khó chịu nên Zhang Chao giấu bố mẹ, cũng không dùng thuốc đúng giờ.

Khoảng 5 năm trước anh được phát hiện axit uric cao thông qua một lần khám sức khỏe. Bác sĩ đã kê thuốc, cũng dặn dò anh thay đổi lối sống nhưng vì tuổi còn trẻ, thiếu kiến thức lại quá bận rộn với việc học hành nên anh chủ quan, không làm theo. Vì vậy, bệnh gout dần hình thành và tiến triển nặng.

Gần đây, những cục cứng ở mắt cá chân và bàn chân phải của Zhang Chao to đến mức anh không thể mang giày, đi lại khó khăn. Mặc dù đã chăm uống thuốc hơn nhưng tình trạng không thuyên giảm nên gia đình buộc phải đưa Zhang Chao tới Khoa Vi phẫu Tay chân của Bệnh viện Nam Sơn (Thâm Quyến, Trung Quốc) để phẫu thuật.

Chân nam sinh mọc đầy cục tròn cứng như đá, không thể đi lại vì uống thứ này thay nước - ảnh 1

Bác sĩ Li Chu Yan cho biết: “Khi nhập viện điều trị, lượng axit uric trong máu của bệnh nhân cao tới hơn 700 μmol/L, trong khi chỉ số axit uric trong máu bình thường là 420 μmol/L, nghĩa là đã vượt quá tiêu chuẩn gần gấp đôi. Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên vì ở tuổi rất trẻ nhưng những hạt tophi do bệnh gout ở chân của bệnh nhân đã phát triển tới kích thước rất lớn. Những hạt lớn nhất lớn bằng quả trứng gà, rất nhiều hạt to bằng đầu ngón tay cái.

Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn đau cấp tính. Đồng thời, khớp bị biến dạng và viêm khiến bệnh nhân gần như không thể đi lại. Theo nguyện vọng của bệnh nhân và người nhà, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật ngay vào ngày hôm sau để bệnh nhân có thể sớm quay lại trường học”.

Điều đặc biệt là bản thân Zhang Chao cũng biết nguyên nhân gây bệnh của mình nhưng lại không thể thay đổi được. Cụ thể, từ nhỏ anh đã rất thích uống nước ngọt có ga. Khoảng năm 2 trung học cơ sở, anh bắt đầu uống nước ngọt rất nhiều, gần như thay nước lọc.

Khi phải trải qua những kỳ thi căng thẳng, thức khuya nhiều để ôn bài thì Zhang Chao càng không thể rời tay khỏi những chai nước ngọt có ga, thậm chí còn uống rất nhiều nước tăng lực. Ngay cả khi biết mình bị axit uric cao anh cũng không thể bỏ chúng vì cho rằng mình không thể tập trung học được.

Bác sĩ Li Chu Yan giải thích thêm, tình trạng bệnh gout và các hạt tophi của Zhang Chao tiến triển nhanh như vậy là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có hai nguyên nhân chính là uống thuốc không đúng giờ, tự ý bỏ thuốc và không thể bỏ được nước ngọt. Ngoài ra, bố mẹ Zhang Chao cũng bồi bổ cho anh quá mức, dẫn tới thừa cân và dư thừa purine. Cộng thêm việc thức khuya kéo dài, lười vận động làm hệ miễn dịch suy giảm.

Gần 2 tuần sau phẫu thuật cắt bỏ và nạo vét hạt tophi, kết hợp điều trị bằng thuốc và điều chỉnh lối sống, tình trạng sức khỏe của Zhao Chang đã tốt lên rất nhiều và được xuất viện. Chỉ số axit uric trong máu cũng giảm xuống 509μmol/L, giảm các cơn đau và đi lại bình thường. Tuy nhiên, anh vẫn phải tiếp tục điều trị ngoại trú.

Zhang Chao nói: “Trong lúc các bạn đang quay cuồng chuẩn bị cho kỳ thi đại học thì tôi lại nằm viện nhiều ngày chỉ vì thói quen ăn uống tồi tệ của mình. Tôi không dám uống nước ngọt nữa, sẽ chăm chỉ uống nước lọc và thay đổi lối sống”. Anh cũng hy vọng trường hợp của mình sẽ là bài học cho tất cả mọi người, nhất là những người trẻ tuổi, ăn uống bừa bãi theo sở thích, chủ quan với sức khỏe.

Nguồn và ảnh: QQ, Health 2.0, ETtoday