Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ

Đời sống 28/03/2024 - 04:20

Cây cầu sụp đổ hôm 26/3 được coi là thành biểu tượng cho bản sắc của Baltimore (bang Maryland, Mỹ) với vị thế một thành phố cảng sôi động.

Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 1

Mọi người đang chụp ảnh cây cầu Francis Scott Key bị sập. Ảnh: New York Times.

Có nhiều tuyến đường giao thông nhộn nhịp qua Cảng Baltimore hơn cầu Francis Scott Key. Đường hầm Cảng ghi nhận lưu lượng giao thông hàng ngày gấp đôi so với cầu Francis Scott Key và Đường hầm Fort McHenry thậm chí còn đông đúc hơn nhiều.

Tuy nhiên, cầu Francis Scott Key, với vòm dốc thoải và tầm nhìn mà không đường hầm nào có thể sánh được, đã trở thành biểu tượng cho bản sắc của Baltimore với vị thế là một thành phố cảng sôi động.

Hôm 26/3, từ những vị trí quanh bến cảng, nhiều ánh mắt hướng về hiện trường vẫn không thể tin được khi nhìn thấy những phần của nhịp cầu dài 2,5 km nhô ra khỏi mặt nước, dấu vết sau vụ tàu container nặng 95.000 tấn đâm sập cây cầu và khiến 6 công nhân mất tích.

“Đó là cây cầu cổ xanh”, Kurt L. Schmoke, thị trưởng Baltimore vào những năm 1990 và hiện là hiệu trưởng Đại học Baltimore, cho biết.

Cầu Vịnh Chesapeake, cách đó 35 km, cây cầu duy nhất ở Maryland dài hơn Francis Scott Key, hoàn toàn phục vụ nhu cầu giải trí, một cửa ngõ dẫn ra bãi biển. Tất cả đường hầm đều hoạt động bình thường, ngoại trừ việc đi vòng qua Baltimore trên đường từ Washington, D.C., đến thành phố New York.

“Cầu Francis Scott Key”, ông Schmoke nói, “chắc chắn là dành cho công việc”.

Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 2

Sự sụp đổ của cầu Francis Scott Key đã xóa xổ con đường có hàng chục nghìn người qua lại. Ảnh: New York Times.

Khi Francis Scott Key thông xe vào năm 1977, Đường hầm Cảng liên tục bị tắc nghẽn giao thông, phản ánh việc đi lại ngày càng tăng giữa các vùng ngoại ô đang phát triển nhanh chóng của Baltimore và dọc theo hành lang I-95. Cây cầu là một van giải phóng giao thông và là một đặc ân cho cộng đồng tầng lớp lao động sống ở hai đầu cầu. Ngày nay, họ đã có con đường trực tiếp đến việc làm tại các nhà máy và trung tâm phân phối dọc cảng.

Ông Rafael Alvarez, 65 tuổi, con trai của một kỹ sư tàu kéo ở bến cảng, tác giả của hơn chục cuốn sách về tầng lớp lao động ở Baltimore, chia sẻ: “Cây cầu bắc qua Baltimore đang hoạt động, theo cả nghĩa ẩn dụ và nghĩa đen”.

Ở đầu phía bắc là Sparrows Point, từng là trụ sở của Nhà máy thép Bethlehem, nơi từng là nhà máy hoạt động lớn nhất thế giới và hiện là địa điểm đặt các trung tâm phân phối của Amazon, Home Depot và Under Armour. Ở đầu bên kia, Vịnh Curtis, nơi lâu đời có các nhà máy hóa chất, trong đó có một công ty sơn mà ông Alvarez nhớ là đã thải ra những đám mây trắng dày đến mức phải đóng cửa cầu.

Alvarez cho biết hàng chục nghìn người dân Baltimore đã sống và làm việc ở những khu vực này.

Sáu người đàn ông mất tích là những người lao động vốn là một phần của truyền thống làm việc ở Baltimore: Thành viên của một đội xây dựng, làm việc suốt đêm để lấp ổ gà trên cầu.

Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 3

Tàu Dali đâm phải một cây cột của cầu vào khoảng 1h30 ngày 26/3. Ảnh: Shutterstock.

Khi trời dần sáng, ôtô và xe tải từ vô số cơ quan chính phủ đến và đi từ nơi bị sập, một số người hiểu rõ nhất về cây cầu lần này buộc phải đứng nhìn nó từ xa.

Họ tập trung trên bờ kè đường cao tốc đối diện với Dollar General để dõi theo cây cầu bị sập. Đám đông thì thầm những thuyết âm mưu, chỉ ra những lo ngại về việc đi làm cũng như các cuộc hẹn với bác sĩ cũng như sự bối rối không biết chuyện này có thể xảy ra như thế nào.

Những người khác chỉ hồi tưởng.

James Metzger, 66 tuổi, đã nghỉ hưu trong ngành ôtô, cho biết: “Khi tôi nhận được bằng lái vào năm 1975, cách duy nhất để qua lại là đường hầm.

Ông cho biết lúc đó, từ cửa sổ trường trung học, cách nơi ông đang đứng không xa, ông có thể nhìn ra ngoài và quan sát cây cầu đang được xây dựng. Vào khoảng thời gian đó, ông đang gặp gỡ một cô gái sống ở bên kia cầu. Cây cầu đã mang một ý nghĩa lãng mạn như thế!

Ông Metzger kể lại rằng vào một hôm năm 1977, cha ông - một tài xế xe tải - đang trên đường trở về nhà và tình cờ thấy cây cầu đang được cắt băng khánh thành. Cha ông đã ghé vào gặp thống đốc và thậm chí còn giữ một mảnh ruy băng. Cây cầu đã trở thành một phần cuộc sống của họ kể từ đó.

Sáng 26/2, bạn gái hiện tại của ông Metzger gọi điện. “Cô ấy đang trên đường đi làm”, ông chia sẻ.

“Cô ấy nói ‘em đang nhìn thấy xe cảnh sát và trực thăng. Và Cầu Key đã biến mất’”.

Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 4 Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 5 Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 6 Cây cầu ''cổ xanh'' sụp đổ - ảnh 7

Hiện trường vụ sập cầu. Ảnh: Maxar, NYT.

Khoảnh khắc tàu container đâm sập cầu ở Mỹ Tàu chở hàng 95.000 tấn đã đâm sập Francis Scott Key, cây cầu cảng nổi tiếng ở thành phố Baltimore (bang Maryland, Mỹ) hôm 26/3.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.