Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1)

Thư giãn 19/12/2023 - 18:57

Các nguyên tắc về bố cục, dàn dựng được áp dụng trong mỗi khung hoạt hình nhằm giúp người xem có cái nhìn tổng thể về sản phẩm.

Hoạt hình cũng như hội họa, điện ảnh, thiết kế, nhiếp ảnh… đều áp dụng những nguyên tắc chung về nghệ thuật thị giác. Do đó các nguyên tắc về bố cục, dàn dựng được áp dụng để giúp người xem có cái nhìn tổng thể, mang đến trải nghiệm và cảm xúc cho khán giả.

Bố cục (Composition) là gì?

Bố cục trong hình ảnh là cách mà các thành phần được sắp xếp và kết hợp với nhau hài hòa, hợp lý. Bố cục áp dụng những nguyên tắc như cân bằng, tương phản, đồng đều, và luân phiên… để tạo ra một hình ảnh có sức hấp dẫn và có tính kể chuyện cao.

Chúng ta cùng xem qua vài ví dụ về bố cục được áp dụng trong điện ảnh nhé

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 1

Cảnh đọc di chúc chia tài sản trong phim Khách sạn đế vương (The Grand Budapest Hotel 2014), bộ phim được trau chuốt từng chi tiết nhỏ trong mỗi khung hình (giành 4 giải Oscar năm 2015, trên 12 đề cử)

Ở cảnh này bố cục được áp dụng nguyên tắc cân bằng đối xứng, chúng ta thấy ý đồ sắp xếp của đạo diễn khi tất cả nhân vật đều nhìn về hướng camera (người xem) tạo nên tổng thể khung hình là một gương mặt trực diện với 2 răng nanh mang đến cảm xúc nguy hiểm, bất an cho khán giả.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 2

Video đang HOT

Việc đầu tư chi tiết nhỏ giúp tạo nên bố cục tổng thể lớn.

Tương tự bố cục trên, hãy cùng xem một ví dụ khác.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 3

Trong bộ phim Trò chơi vương quyền ( Game of Thrones) ở những mùa đầu tiên, các phân cảnh ‘khẩu chiến’ của 2 nhân vật LittleFinger và Varys luôn mang lại điểm nhấn khi cả 2 lần lượt tung những câu từ đầy sát thương về phía đối thủ.

Bố cục trong cảnh này vẫn sử dụng nguyên tắc cơ bản là cân bằng đối xứng với hàm ý 2 bên đối đầu nhau. Sự đối lập, tương phản đồng thời lại tương đồng khi cả 2 như đang nhìn vào 1 tấm gương vô hình ở giữa và thấy phản chiếu chính mình trong đó. Sự mâu thuẫn, nguy hiểm được đẩy lên với họa tiết cửa sổ phía sau 2 nhân vật tạo nên tổng thể là một gương mặt với 2 mắt đỏ rực nhìn chằm chằm vào người xem.

Mình sẽ tạm đặt tên bố cục tương tự thế này là bố cục ‘gương mặt bí ẩn’ để dễ tìm hiểu và phân tích. Chúng ta cùng xem tiếp một ví dụ nữa về dạng bố cục này nhé.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 4

Cảnh trong bộ phim Wednesday, khi nhân vật chính khám phá những hiện tượng kỳ lạ ở trường học.

Bố cục vẫn tương tự 2 ví dụ trên nhưng sự sắp đặt ‘gương mặt bí ẩn’ ở đây được thể hiện rõ ràng ra là chi tiết đầu rắn Medusa trang trí lò sưởi với miệng há rất to như đang muốn nuốt chửng cô bé. Góc quay sau lưng nhân vật chính là đại diện cho người xem.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 5

Người xem sẽ thấy có gì đó bất an khi các nhân vật dồn ánh mắt về cô bé.

Đặc biệt bố cục ở cảnh này được chia đôi một nửa phải khung hình là bên sáng, nửa trái khung hình là bên tối tạo cảm giác bấp bênh sáng tối, khó phân biệt thật, giả.

Mình cũng thử áp dụng bố cục ‘gương mặt bí ẩn’ vào tranh nhưng kết quả khá ‘phèn’ vì nhiều lỗi.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 6

Lỗi giữa tranh (dead center focal point). Ngoài ra thay vì bố cục gương mặt ẩn tinh tế thì lại tập trung tả rõ gương mặt. (Tranh: Hải Đăng)

Do đó, nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu thì cần nắm rõ các nguyên tắc về bố cục và liên tục thực hành sai/sửa nhiều lần để có kết quả tốt nhất.

Bạn xem thêm các ví dụ về bố cục trong điện ảnh tại đây.

Khi làm việc với bố cục thì vị trí của điểm thu hút sự chú ý (point of interest, focal point) là cái quan trọng nhất. Việc sắp xếp các thành phần có trong bố cục để làm nổi bật điểm tập trung sẽ góp phần đẩy yếu tố kể chuyện lên, giúp cho nội dung kịch bản được thu hút hơn.

Bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp các nguyên tắc cơ bản về bố cục được đơn giản hóa sau. Dựa vào các nguyên tắc về bố cục này mà chúng ta sẽ sắp xếp các thành phần để tạo điểm nhấn, điểm thu hút sự tập trung chú ý cho khung hình.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 7

Bảng tóm tắt các nguyên tắc bố cục cơ bản. Nguồn: Emma Cownie

Vai trò của bố cục khung hình giúp cho khán giả có thể hiểu được yếu tố chính/phụ một cách rõ ràng, từ đó sẽ dễ dàng nắm bắt câu chuyện hơn.

Bố cục và dàn dựng trong hoạt hình

Bố cục (Composition) là một phần quan trọng của nguyên tắc Staging. Nguyên tắc Staging (dàn dựng/ dàn cảnh) là 1 trong 12 nguyên tắc animation cơ bản.

Bố cục và dàn dựng mang tính bao quát, giúp người mới bắt đầu tìm hiểu có cái nhìn tổng thể khung hình và hình dung ra được mạch kể chuyện trước khi bắt đầu đi vào những chi tiết nhỏ hơn.

Linh tinh hoạt hình: Bố cục và dàn dựng (phần 1) - ảnh 8

Nguyên tắc Staging là 1 trong 12 nguyên tắc animation cơ bản.

Vì nguyên tắc Staging có tính tổng quát ở giai đoạn đầu hơn nguyên tắc 1 và 2 nên mình sẽ ưu tiên giới thiệu trước. (Nguyên tắc ‘Squash and stretch’ và ‘Anticipation’ là đi vào diễn hoạt chi tiết cụ thể cho đối tượng).

Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu các thành phần của nguyên tắc Staging ở những bài tiếp theo nhé.

Phát hiện loài bạch tuộc 'tai voi' quý hiếm hình dạng giống nhân vật hoạt hình Bạch tuộc Dumbo hay bạch tuộc 'tai voi' được xem là một trong những loài vật biển sâu có hình dạng kỳ dị nhất. Sở dĩ loài sinh vật biển này được đặt tên Dumbo vì chúng có 2 chiếc vây nhô ra trên đầu giống chú voi...