Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lên

Kinh tế 28/03/2024 - 13:10

Ngoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn, trong khi nợ xấu giảm nền kinh tế phục hồi. Đây là 3 yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tích cực.

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lên - ảnh 1
Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment.

Năm rất tốt để VN-Index quay lại gần đỉnh cũ

Chia sẻ tại Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư 2024" do Công ty cổ phần VCCORP tổ chức sáng 26/3, ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho rằng, VN-Index hiện tại ở vùng định giá khá thấp. P/E dưới 15 lần, trong khi trước đó P/E toàn trên 20 lần. Lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử, thấp hơn cả dịch Covid-19 và lãi suất còn tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, các thị trường chứng khoán thế giới chứng khoán đều vượt đỉnh, VN-Index vẫn giậm chân tại chỗ.

“Thiên thời đang rất thuận lợi cho thị trường tăng trưởng. Năm nay là năm rất tốt để VN-Index quay lại gần đỉnh cũ, làm tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh. Trong quá trình đi lên, thị trường sẽ có các nhịp điều chỉnh”, CEO Passion Investment nhận định.

Đánh giá các chính sách hiện tại, ông Lã Giang Trung cho rằng, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn tốt, dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khan, trái ngược với quá khứ. 

Thường khi kinh tế vĩ mô khó khăn, các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ được đưa ra. Các chính sách hiện tại đang kích thích mạnh và là điều kiện tốt để chứng khoán phát triển. Thị trường chứng khoán không phải năm nay mới tăng mà đã tăng từ năm 2023. 

Trong năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Cùng với đó, các cân đối lớn như thu - chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, Việt Nam trở thành điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn vào bức tranh 2 tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã có một số điểm sáng tích cực. Điển hình vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm qua.

Cùng với đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 2 tháng liên tiếp tăng trên 50% trong khi giảm liên tục dưới 50% vào cuối năm 2023. Cụ thể, PMI tháng 1 đạt 50,3 điểm, tháng 2 đạt 50,4 điểm. Con số này thể hiện ngành sản xuất bắt đầu cải thiện rõ rệt.

Trong đó, một điểm đáng chú ý là sự sẵn sàng đón dòng vốn FDI mới từ các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2024 là thời điểm với cơ hội hiếm có với các nhà đầu tư để tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Chính vì vậy, với chiến lược được chuẩn bị kỹ càng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ dòng vốn FDI mới để tăng nội lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, kinh tế Việt Nam sẽ dễ dàng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.

“Ngân hàng là ngành hưởng lợi lớn”

Hỏi về lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng của thị trường, ông Lã Giang Trung nhấn mạnh vai trò của  nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Theo ông Trung, ngân hàng là ngành hưởng lợi lớn, nhóm cổ phiếu này cũng có thể dẫn dắt thị trường. Nguyên nhân bởi định giá của ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thứ hai là việc lãi suất huy động hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận lãi thuần - NIM của các ngân hàng tăng lên. Thứ ba, kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ tích cực hơn khi nền kinh tế hồi phục sẽ hỗ trợ hoạt động tín dụng cũng như cải thiện chất lượng các khoản vay.

Ngoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp và tiếp tục duy trì từ nay đến cuối năm giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn. Tín dụng tăng giúp thu nhập của ngân hàng tăng. Nợ xấu giảm xuống bởi các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và thu nhập người dân tốt hơn. Đây là ba yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tích cực. 

Ngoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn, trong khi nợ xấu giảm nền kinh tế phục hồi, các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và thu nhập người dân tốt hơn. Đây là ba yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tích cực. 

Trong nhóm ngân hàng, các ngân hàng như Techcombank, MBBank, BIDV có nền tảng rất tốt nhưng đang định giá thấp vì sản phẩm của họ phân bổ nhiều vào lĩnh vực bất động sản. Trong khi lĩnh vực bất động sản đang phục hồi. Các khoản cho vay được đánh giá xấu có thể chuyển thành tốt. Các cổ phiếu ngân hàng đang được định giá thấp có cơ hội tăng giá tốt hơn. Còn với các ngân hàng đã định giá tốt sẵn, tốc độ phục hồi về giá sẽ chậm hơn.

Theo ông Trung, thứ nhất, định giá của ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thứ hai, việc lãi suất huy động hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận lãi thuần - NIM của các ngân hàng tăng lên. Thứ ba, kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ tích cực hơn khi nền kinh tế hồi phục sẽ hỗ trợ hoạt động tín dụng cũng như cải thiện chất lượng các khoản vay.

Theo quan điểm đầu tư của ông Trung, lựa chọn đầu tư chỉ nên nên chọn 1- 2 ngành chính. Ngoài ngân hàng, ngành bán lẻ cũng đang có định giá rất hấp dẫn.