Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa

Chính trị 20/04/2024 - 10:16

Giống như kiwi, trái feijoa - hay ổi dứa - không có nguồn gốc từ New Zealand, nhưng nó đã trở thành nỗi ám ảnh khắp quốc đảo này.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 1

Mùa thu ở New Zealand báo hiệu sự xuất hiện của một loại trái cây với lớp vỏ xanh sẫm, lớn bằng trái trứng, rụng la liệt dưới gốc, nhiều đến mức chúng thường được gia chủ tặng cho hàng xóm và đồng nghiệp bằng xô hoặc thậm chí bằng xe đẩy. Chỉ những trường hợp cá biệt lắm, người ta mới mua.

Cuồng feijoa

Trái tươi có thịt săn, giống như thạch và có màu kem, được sử dụng trong bánh muffin, bánh ngọt, mứt và sinh tố, hay bắt đầu xuất hiện trên các thực đơn cao cấp vào tháng 3 hàng năm - thời điểm bắt đầu mùa thu ở Nam Bán cầu. Trái mùa, nó được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống đa dạng như nước trái cây và rượu vang, sữa chua và kombucha, sô cô la và bỏng ngô.

Loại trái cây “quốc dân” này là feijoa (phát âm là fee-jo-ah). Còn được biết tới với tên gọi ổi dứa, feijoa lần đầu tiên được mang đến New Zealand từ Nam Mỹ qua Pháp và California vào đầu những năm 1900.

Vị thơm của nó rất khó diễn tả, ngay cả đối với những fan cuồng nhiệt. Nhưng điều dễ khẳng định là giống như trái kiwi - có nguồn gốc từ Trung Quốc - và chim kiwi, một loài chim bản địa - đối với nhiều người ở đây, feijoa đã trở thành một biểu tượng tinh túy của New Zealand, hay Aotearoa - tên của nước này theo ngôn ngữ Maori bản địa.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 2 Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 3

Trái feijoa có vỏ xanh thẫm, phần thịt bên trong có màu kem. Ảnh: New York Times.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 4

Loại trái cây quốc dân ở New Zeland này có thể dùng trong nhiều phong cách ăn uống khác nhau. Ảnh: New York Times.

“Mặc dù không mang nguồn gốc Aotearoa, feijoa chắc chắn là thứ tôi nghĩ tới khi nói về pataka hiện đại của Aotearoa - pantry đồ ăn hiện đại, Monique Fiso - một đầu bếp gốc Maori và Samoa - người từng làm việc tại các nhà hàng hàng đầu ở New York trong hơn 5 năm, cho biết. Trở lại New Zealand, cô là người tiên phong trong ẩm thực Polynesia hiện đại và thường phục vụ món feijoa cho thực khách của mình.

“Đây chắc chắn là một trong những loại trái cây yêu thích của tôi ở nhà hàng, đặc biệt là khi chúng tôi làm sorbet (tuyết tươi), vì nó rất sảng khoái”, Fiso nói. “Feijoa có thể sử dụng linh hoạt - bạn có thể nướng bánh, làm kem, làm mứt với trái cây này. Và chúng cũng được dùng trong món mặn nữa”.

Tuy nhiên, theo lời nữ đầu bếp này, không phải ai ở New Zealand cũng mê feijoa. Đôi khi, có những vị khách đặt bàn trước với lưu ý rõ ràng “không feijoa”.

Fiso không thể tưởng tượng được lại có người yêu cầu một điều như vậy. “Tôi thấy điều đó hơi điên rồ”, cô nói. “Tôi kiểu như ‘vấn đề ở đây là gì’? Feijoa rõ ràng là loại trái cây tuyệt vời chưa từng thấy!”.

Đối với người mê feijoa, không gì có thể sánh bằng trải nghiệm mùa thu được ăn cả thùng trái feijoa tươi xanh mới rụng.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 5

Fejoa thường rụng la liệt khi vào mùa. Ảnh: New York Times.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 6

Nhặt trái fejoa và vua đùa bên gia đình cũng là một là một góc kỷ niệm đáng yêu của nhiều người New Zealand. Ảnh: New York Times.

Người New Zealand uống bia thì nghĩ tới feijoa

David Farrier, một nhà làm phim và nhà báo người New Zealand sống ở Los Angeles (Mỹ), cho biết: “Bạn có thể cắt đôi trái feijoa và ăn bằng thìa, hoặc cắn ra và hút phần thịt bên trong”.

Anh thường cố gắng giải thích về trái cây đầy mê hoặc này với những người Mỹ hiếu kỳ.

“Tôi nói nó có kích thước bằng một trái trứng - hãy tưởng tượng một trái trứng gà màu xanh lá cây với một chiếc mũ nhỏ bên trên”, anh nói. "Hương vị? Thành thật mà nói, nó có vị như feijoa. Và nếu bạn chưa biết feijoa thì bạn đang bỏ lỡ rồi”.

Mọi người so sánh feijoa với ổi (họ hàng xa) và với hỗn hợp dứa và dâu tây. Rất lâu trước cuộc cách mạng bia thủ công, một bài báo ở Mỹ năm 1912 đã tuyên bố: “Ai uống bia thì nghĩ đến bia. Nhưng người ăn ổi dứa lại nghĩ đến dứa, trái mâm xôi và chuối cùng một lúc”.

Tuy nhiên, ở New Zealand, người ta có thể uống bia và nghĩ đến feijoa. Năm ngoái, loại bia chua có hương vị feijoa, 8 Wired's Wild Feijoa 2022, đã đánh bại hơn 800 nhà sản xuất bia khác để giành giải cao nhất tại giải thưởng bia quốc gia. Tác giả của nó - Soren Eriksen - là người gốc Đan Mạch, nhưng đã sống ở New Zealand gần hai thập kỷ. Đó là một fan của feijoa.

“Tôi thích phần vỏ và mọi thứ ở feijoa”, Eriksen nói, đồng thời cho biết thêm rằng vỏ feijoa thơm đã mang lại cho loại bia lambic kiểu Bỉ đoạt giải quán quân của anh hương vị đặc biệt. “Tôi muốn tạo ra thứ gì đó vừa truyền thống vừa độc đáo của xứ sở Kiwi”.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 7 Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 8 Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 9 Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 10

Theo chiều kim đồng hồ, từ trên cùng bên trái: Trái cây Feijoa khô cắt lát, kombuca hương vị Feijoa, vỏ cây Feijoa ngâm trong nước và đường, nước feijoa và táo.

Feijoa có nguồn gốc ở Uruguay, vùng cao nguyên phía nam Brazil và một góc phía bắc Argentina. Nhưng chúng phát triển mạnh ở hầu hết New Zealand, sinh trưởng dễ dàng mà không cần chăm sóc nhiều và ít gặp phải sâu bệnh, và chúng nhanh chóng tìm được đường vào khẩu phần ăn của địa phương.

Whakawhanaungatanga

Ông Rohan Bicknell, một người Australia chuyên nhập khẩu và xuất khẩu trái cây và rau củ, ngồi ở “hàng ghế đầu” trong cơn cuồng feijoa. Ông tình cờ phát hiện feijoa vào năm 2013, khi tình trạng thiếu chanh dây ở quê nhà buộc anh phải đặt mua một số từ New Zealand. Các nhà cung cấp cũng đã đưa vào vài trăm kg feijoa. Bicknell cho rằng trái này rất ngon và đã bán hết trong vòng một tuần, chúng được những người New Zealand xa xứ nhớ nhà săn đón.

“Họ trở nên giống như một đứa trẻ”, ông nói. “Đôi khi bạn phải nghe những câu chuyện thời thơ ấu của họ trong khoảng một giờ. Nhưng nó khiến bạn mỉm cười, ngay cả khi bạn nghe nó 200 lần một tuần”.

Ông Bicknell hiện có 32 cây feijoa mọc ở sân sau nhà mình ở Brisbane, trong một vườn trái cây với 1.000 cây ở vùng cao nguyên phía nam Queensland và một cửa hàng trực tuyến có tên Feijoa Addiction phục vụ chủ yếu cho nhiều người New Zealand sống ở Australia.

Bicknell cho rằng người dân ở một số quốc gia khác cũng có những trái cây “ruột” như vậy.

“Người Malaysia với sầu riêng và người New Zealand với feijoa có lẽ ở cùng một mức độ nghiện”, ông nhận xét. “Với người Ấn Độ, đó có thể là xoài”.

Người Australia rất thích dâu tằm, “nhưng mối liên hệ không thể bền chặt bằng giữa một cây feijoa và một người đến từ New Zealand”, ông nói thêm.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 11 Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 12

Nhặt feijoa trong vườn nhà và để lại những tấm biển khuyến khích hàng xóm hãy lấy feijoa nếu muốn. Ảnh: New York Times.

Charlotte Muru-Lanning, một nhà văn đến từ Auckland, cho biết feijoa cũng gợi lên một mối quan hệ thân tình đặc biệt. Vì feijoa không được tích trữ tốt và lại quá dồi dào nên đến một thời điểm nào đó trong mùa người ta bắt đầu đem đi cho hàng xóm, bạn bè... Năm ngoái, cô đặt chúng trong một chiếc hộp trên vỉa hè trước nhà với một tấm biển nhỏ ghi “feijoa miễn phí”.

Bà Muru-Lanning, người Maori, cho biết khía cạnh đó của feijoa khiến chúng trở thành hiện thân cho khái niệm whakawhanaungatanga của người Maori - xây dựng và củng cố mối quan hệ với những người xung quanh bạn. Nếu bạn không có cây feijoa, đó là lý do hoàn hảo để làm quen với một người hàng xóm có cây feijoa. Nếu có nhiều feijoa, bạn có thể thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng cách chia sẻ trái của nó.

“Tôi sẽ cảm thấy có điều gì đó sai sai nếu sống ở đất nước này và phải feijoa”, bà nói.

Vì sao người dân New Zealand phát cuồng với ổi dứa - ảnh 13

Thu hoạch feijoa ở Nelson, New Zealand. Ảnh: New York Times.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.