Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Sau đại dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng

Sức khoẻ 26/09/2022 - 04:33

Sốt xuất huyết ở trẻ em đang có dấu hiệu bùng phát, tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Trong đó, có nhiều ca bệnh diễn biến nặng, thậm chí dẫn đến tử vong

Sau đại dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong giai đoạn diễn biến căng thẳng của đại dịch COVID-19 và việc dành nhiều nguồn lực cho đại dịch này, công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết, gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tốc độ lây lan nhanh và tỉ lệ tái nhiễm cao.

Ông Nguyễn Vũ Trung, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết như vậy tại hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue vì sức khỏe cộng đồng”, tổ chức vào ngày 23-9, tại TP.HCM.

Video đang HOT

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 211.388 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 87 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết và số ca tử vong đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Tỉ lệ lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả TP.HCM. Đồng thời số lượng các ca mắc ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc cũng đang liên tục tăng lên.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết năm 2020 – 2021, tình hình dịch sốt xuất huyết giảm hơn so với những năm trước đó, do thực hiện giãn cách xã hội và các công tác phòng chống dịch COVID-19 như tuyên truyền 5K, chích ngừa…

Tuy nhiên, năm 2022 ghi nhận số ca mắc mới tăng cao so với hai năm trước, trong đó số ca sốt xuất huyết nhập viện và số ca nặng cũng tăng cao.

Ông Nguyễn Vũ Trung khuyến cáo: “Sốt xuất huyết dengue do bốn tuýp huyết thanh của virus dengue gây ra. Nhiễm vi rút dengue thứ phát có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn.

ADVERTISEMENT

Nói cách khác, những lần nhiễm vi rút về sau sẽ khiến người bệnh có thể diễn biến nặng hơn so với lần nhiễm trước đó.

Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ hay không.

Vì vậy, công tác phòng chống sốt xuất huyết cần thường xuyên, lâu dài và rất cần sự chung tay góp sức của người dân, cộng đồng và xã hội”.

Cẩn trọng mắc sốt xuất huyết khi bị COVID-19

Hàng năm, cuối tháng 3 đến tháng 5, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện tăng cao, nhất là ở phía Nam. Trong bối cảnh số người mắc COVID-19 vẫn cao như hiện này, mọi gia đình càng phải cẩn trọng với nguy cơ vừa bị sốt xuất huyết vừa bị mắc COVID-19.

Từ đầu năm 2022, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca nhiễm sốt xuất huyết đặc biệt. Một bé gái 6 tuổi nhập viện vì sốt xuất hiện và dương tính với COVID-19 cùng lúc. Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, trẻ đã vào sốc, men gan cao, tiểu cầu giảm.

Sau đại dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng - ảnh 2

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: TTXVN)

ADVERTISEMENT

Một trường hợp khác là bé gái 11 tuổi bị nhiễm kép hội chứng viêm đa hệ thống (biến chứng sau khỏi COVID-19) và sốt xuất huyết, trẻ bị sốt xuất huyết; máu cô đặc, tiểu cầu giảm, phản ứng viêm rất cao.

Các y bác sĩ cho biết, đây là tình huống rất nguy hiểm cho trẻ cũng như gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nguyên nhân là COVID-19 gây tổn thương phổi, viêm phổi làm suy hô hấp - còn sốt xuất huyết gây sốc, suy giảm chức năng hệ tuần hoàn.

Khi cơ thể bị tổn thương nặng nề cả hệ hô hấp và tuần hoàn, các bác sĩ phải tính toán, cân nhắc sử dụng các thuốc, các phương pháp điều trị để tránh "khỏi bệnh này, nặng bệnh kia".

Để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nhất là đồng nhiễm COVID-19 và sốt xuất huyết, các chuyên gia lưu ý người dân theo dõi các triệu chứng bất thường về sức khỏe.

Nếu sốt cao đột ngột trên hai ngày, kèm xuất huyết tự nhiên như nôn ói, chảy máu mũi, máu răng; đi cầu phân đen, chảy máu âm đạo bất thường... cần đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm xem có nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết không.

ADVERTISEMENT

Nếu có thêm ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, mất khứu giác vị giác, khó thở cần làm xét nghiệm COVID-19.

Quảng Bình lo ngại bùng phát sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19 Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, người dân không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Nếu có đủ các điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì rất...

Chia sẻ