Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.

Quán cà phê cấm khách ôm laptop ngồi cả ngày

Phái đẹp 04/05/2024 - 09:32

Chủ quán cà phê Alfie Edwards nói rằng "quyết định khó khăn" được đưa ra sau "trải nghiệm thực sự tồi tệ với một số người".

Quán cà phê cấm khách ôm laptop ngồi cả ngày - ảnh 1

Khách hàng tại Fringe and Ginge Café thường mua một ly cà phê rồi ngồi làm việc hàng giờ. Ảnh: KMG/SWNS.

Một quán cà phê đã cấm laptop sau khi một khách hàng WFH (làm việc ở nhà) yêu cầu nhân viên giữ im lặng trong các cuộc gọi Zoom, theo Telegraph.

Quyết định khó khăn

Chủ quán café Fringe and Ginge ở Canterbury, Kent (Anh) cho biết những người làm việc trên máy tính đang phá hỏng bầu không khí của quán cà phê cộng đồng. Khách hàng thường mua một ly cà phê rồi làm việc hàng giờ trên laptop cá nhân - nhưng “giọt nước tràn ly” khi họ bắt đầu yêu cầu nhân viên giảm tiếng ồn khi nhận cuộc gọi công việc.

Ông Alfie Edwards, đồng sở hữu quán cà phê cùng đối tác Olivia Walsh, cho biết đây là một “quyết định khó khăn” nhưng sau cùng nó đã thành công.

“Tôi nghĩ điều thay đổi lớn nhất là động lực và cách mọi người làm việc”, Edwards nói.

“Chúng tôi đã có một số trải nghiệm thực sự tồi tệ với nhiều người, chẳng hạn như họ yêu cầu chúng tôi tắt nhạc để họ có thể thực hiện các cuộc họp Zoom. Họ yêu cầu chúng tôi im lặng, và phàn nàn chúng tôi gây ra quá nhiều tiếng ồn. Sau đó, chúng tôi gần như đã hiểu ra - vấn đề không phải như vậy.

“Có rất nhiều nơi bạn có thể đến và thuê bàn làm việc, bạn có thể làm việc trong thư viện”.

“Có rất nhiều nơi họ dành riêng cho những người làm việc - và họ cũng có cà phê”.

“Ở đây, chúng tôi mới nhận ra rằng mình muốn lấy lại lòng hiếu khách, cống hiến hết mình để phục vụ mọi người và để họ có trải nghiệm thú vị”.

Quán cà phê cấm khách ôm laptop ngồi cả ngày - ảnh 2

Chủ quán Fringe and Ginge Café nói rằng quyết định cấm laptop của họ đã gặt hái thành công. Ảnh: KMG/SWNS.

Ông Edwards và đối tác Olivia Walsh đã mở quán cà phê vào tháng 7/2020, ngay sau khi đợt phong tỏa vì Covid-19 đầu tiên được dỡ bỏ, khi hàng nghìn người làm việc tại nhà hoặc phải đối mặt với tình trạng nghỉ việc tạm thời. Tuy nhiên, theo thời gian và các quy tắc phong tỏa được dỡ bỏ, họ cho biết nhiều người vẫn dành hàng giờ ngồi trước máy tính.

Kết nối

Mô tả bầu không khí đã thay đổi như thế nào kể từ lệnh cấm máy tính xách tay, ông Edwards nói: “Thật tuyệt khi có những người trước đây là người lạ giờ trò chuyện thường xuyên”.

“Để thấy mọi người kết nối, chúng tôi đã xây dựng một cộng đồng ở đây. Đó là nơi lui tới của nhiều người trong khu phố”.

“Có nhiều nơi bạn có thể thuê bàn làm việc hoặc có thể làm việc trong thư viện.

“Chúng tôi không phải là một không gian rộng lớn và ở đây không gian mang tính xã hội - đó là một phần quan trọng của nó”.

“Đó chỉ là điều chúng tôi phải làm, bạn không muốn mọi người buồn, nhưng đó là quyết định đúng đắn”.

Quán cà phê cấm khách ôm laptop ngồi cả ngày - ảnh 3

Ông Edwards nói rằng ông muốn thấy mọi người kết nối với nhau. Ảnh: KMG/SWNS.

Hannah Swann, 28 tuổi, quản lý quán Garage Café gần đó, cho biết cô thông cảm với lệnh cấm laptop nhưng cô sẽ không làm như vậy.

“Chúng tôi cho phép mang theo laptop ở đây, hầu hết đều hài lòng về điều đó, đôi khi có người tận dụng nó nhưng chúng tôi thường có đủ chỗ trong quán cà phê này và không quá bận tâm về nó”.

“Đôi khi tôi nghĩ có thể cũng có ai đó tận dụng điều đó, nếu họ chỉ mua một ly cà phê cho cả ngày”.

“Nhưng một lần nữa, tôi cảm thấy hầu hết khách hàng đều khá hài lòng với điều đó và hoạt động kinh doanh của chúng tôi vẫn ổn”.

“Tôi nghĩ quán cà phê là một nơi tuyệt vời để làm việc, thực sự đó là một môi trường yên tĩnh. Tôi biết rất nhiều người, họ cần có những thứ diễn ra xung quanh để tập trung.

“Trong không gian của quán Fringe and Ginge, tôi hiểu điều đó, nếu họ cho phép dùng laptop, quán sẽ kín đầy và nhiều khác ngồi cả ngày”.

Lane Café ở Belsize Park, phía bắc London, đã cấm laptop vào cuối tuần năm 2019 sau khi khách hàng phàn nàn rằng không có đủ chỗ.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.