Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới

Chuyện lạ 02/05/2024 - 10:59

Tại Trung Quốc, các tài xế đang phải vật lộn để đối phó với thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài và rủi ro về sức khỏe trong bối cảnh thị trường gọi xe bão hòa.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới - ảnh 1

Sau hơn một thập kỷ gắn bó xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc và các tòa nhà chọc trời, Yang Tian quyết định từ bỏ công việc xây dựng để chuyển sang làm tài xế công nghệ ở Thượng Hải.

Chỉ vài tháng sau khi bắt đầu hợp đồng mới, Yang làm việc không ngừng nghỉ theo ca 14 giờ. Tuy nhiên, đổi lại anh chỉ tiết kiệm được khoảng 480 USD mỗi tháng, con số chỉ cao hơn một chút so với công việc xây dựng trước đây.

Cạnh tranh với một nhóm tài xế đang ở cảnh tuyệt vọng tương tự và phải chịu khoản đặt cọc 2.800 USD, Yang nói với Sixth Tone rằng anh dự định nghỉ việc ngay khi hợp đồng thuê xe hết hạn.

“Đó là công việc mệt mỏi nhất mà tôi từng làm. Tôi sẽ không bao giờ chọn làm điều đó nữa", cựu công nhân xây dựng 31 tuổi đến từ tỉnh Quý Châu nói.

Cung vượt cầu

Theo Sixth Tone, Trung Quốc hiện là thị trường gọi xe lớn nhất thế giới với trị giá 63 tỷ USD.

Tuy nhiên, tình cảnh của những tài xế như Yang với lợi nhuận giảm dần trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng đã cho thấy nghịch lý lớn. Bất chấp sự gia tăng về số lượng cấp phép lái xe, tốc độ tăng trưởng của người dùng đang bị đình trệ.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới - ảnh 2

Bất chấp sự gia tăng về số lượng tài xế được cấp phép, tốc độ tăng trưởng của người dùng gọi xe công nghệ đang bị đình trệ, theo Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc. Ảnh: SixthTone.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy giấy phép tài xế công nghệ đã tăng từ 3,95 triệu vào năm 2021 lên khoảng 6,57 triệu vào cuối năm 2023.

Một báo cáo từ công ty đầu tư Cyanhill Capital cho thấy hơn 20.000 tài xế mới đăng ký mỗi ngày vào năm 2023, tăng gấp 6 lần so với năm trước.

Tuy nhiên, theo trung tâm Internet Trung Quốc, lĩnh vực này đã lỗ ròng 16 triệu người dùng ứng dụng gọi xe vào năm 2022, mặc dù tổng số người dùng đã đăng ký vẫn tăng nhẹ từ 453 triệu lên 528 triệu trong khoảng thời gian 2021-2023.

Các thành phố bao gồm Tế Nam, Ôn Châu, Đông Quản, Thâm Quyến và Trùng Khánh gần đây đã đưa ra cảnh báo cho những tài xế mới tiềm năng về thị trường gọi xe hiện đã quá bão hòa.

Cụ thể, báo cáo ở những nơi này nhấn mạnh tài xế trung bình hiện chỉ nhận được chưa đến 10 cuốc xe mỗi ngày. Thậm chí, một số thành phố như Tam Á và Trường Sa đã ngừng cấp giấy phép lái xe mới.

Tại Thượng Hải, đội xe taxi, bao gồm cả dịch vụ gọi xe và taxi truyền thống, đã tăng lên 110.000 chiếc vào tháng 6/2023.

Điều này đã khiến chính phủ phải có hành động quyết liệt như ngừng cấp giấy phép lái xe mới từ tháng 7/2023.

Didi, gã khổng lồ dịch vụ gọi xe của Trung Quốc với hơn 70% thị phần, bị yêu cầu phải hủy 25.000 phương tiện không có giấy phép khỏi dịch vụ của mình vào cuối tháng 9/2023.

Động thái này nhằm mục đích sắp xếp lại nguồn cung với nhu cầu thực tế và tăng cường giám sát.

Yang khẳng định “thị trường tràn ngập tài xế”. Giống như hàng chục người khác, anh nói rằng có nhiều lúc không nhận được cuốc xe nào trong nhiều giờ.

Theo một ảnh chụp màn hình mà Yang chia sẻ với Sixth Tone từ tháng 9/2023 cho thấy, có tới 265 phương tiện gọi xe chờ quanh một bến xe ở phía tây thành phố và chỉ có 63 hành khách tìm kiếm dịch vụ trong khoảng thời gian 5 phút.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới - ảnh 3

Sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, thị trường gọi xe Trung Quốc đang đến giai đoạn bão hòa. Ảnh: Sixth Tone.

Một ảnh chụp màn hình khác từ sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (TP Thượng Hải) cho thấy sự chênh lệch thậm chí còn rõ ràng hơn: 868 phương tiện cạnh tranh 39 hành khách.

“Nhận được dù chỉ một cuốc xe cũng là sự may mắn đáng kinh ngạc”, Yang nói. Theo tài xế công nghệ này, anh đã phải ở sân bay trong khoảng 4 giờ mà không nhận được cuốc xe nào.

Cuối cùng, Yang đành phải rời đi với chiếc ô tô trống và mất thêm 11 USD tiền phí đỗ xe - con số bằng với 20% thu nhập hàng ngày.

Cuộc đua về giá

Han Cheng, một tài xế khác ở Thượng Hải, cho biết thu nhập hàng ngày của tài xế đang giảm mạnh. Từ mức thu nhập khoảng 127 USD vào cuối năm ngoái, hiện anh chỉ còn có thể kiếm khoảng 98 USD mỗi ngày.

Trên khắp Trung Quốc, ngành gọi xe không chỉ chứng kiến ​​sự gia tăng về số lượng tài xế mà còn ở chính các nền tảng.

Theo dữ liệu của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, từ khoảng 100 nền tảng vào năm 2019, con số hiện nay đã tăng lên ít nhất là 339 nền tảng.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nền tảng lớn đã triển khai các ưu đãi như tính năng “giá một lần” hoặc “giá đặc biệt”, cung cấp các chuyến đi với mức giá cố định rẻ hơn 10% đến 40% so với giá thông thường.

Các nền tảng tuyên bố rằng những tính năng như vậy sẽ tăng thu nhập trong giờ thấp điểm. Tuy nhiên, nhiều tài xế tin rằng những chính sách giảm giá này chỉ nhằm mục đích bóc lột thêm giờ làm việc và giảm thu nhập của họ.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới - ảnh 4

Thu nhập và các chi phí hàng tháng của một tài xế công nghệ. Ảnh: Sixth Tone.

Theo Han, người đã tắt tính năng này do ảnh hưởng đến doanh thu, cho biết giá của một đơn đặt hàng thông thường đã rất thấp.

Một tài xế khác tên Xia cũng thừa nhận anh không nhận cuốc xe có áp mã giảm giá.

“Khi bạn chấp nhận mức giá ưu đãi, nền tảng sẽ cho rằng bạn sẵn sàng chấp nhận mức giá đó, dẫn đến khả năng chặn các cuốc xe có khả năng sinh lợi hơn”, Xia giải thích.

Hồi tháng 8/2023, chính sách này đã gây ra cuộc tranh luận rộng rãi sau lời kêu gọi của một tài xế kỳ cựu ở thành phố Hàng Châu lan truyền trên mạng xã hội.

Tài xế này cho rằng các cuốc xe với mức giá cố định đã làm gián đoạn thị trường và làm tăng rủi ro tai nạn giao thông bằng cách khuyến khích họ lái xe nhanh và nhiều hơn để nhận thêm đơn.

Số liệu thống kê chính thức từ Quảng Châu, miền nam Trung Quốc đã phản ánh thực tế nghiệt ngã này.

Cụ thể, quãng đường lái xe trung bình hàng ngày đã tăng từ 121,26 km vào nửa cuối năm 2021 lên 129,5 km vào nửa đầu năm 2023. Trong khi đó, thu nhập của tài xế lại giảm từ 59 USD xuống chỉ còn 55 USD mỗi ngày.

Bên cạnh đó, nhưng những thách thức còn vượt ra ngoài những căng thẳng về tài chính.

Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới - ảnh 5

Có đến 75% tài xế ở Trung Quốc hiện làm nhiều hơn 10 tiếng/ngày. Ảnh: Sixth Tone.

Sau 5 năm làm nghề, Xu - một tài xế đến từ trung tâm tỉnh Hà Nam, đã tăng hơn 25 kg và mắc một số vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp và thoát vị đĩa đệm.

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa số tài xế bị mệt mỏi mạn tính, tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe do liên tục sử dụng cà phê, trà đậm đặc hoặc thuốc lá để duy trì sự tập trung.

Khoảng 40% tài xế tham gia khảo sát thừa nhận bản thân thường xuyên bị đau cổ, trong khi nhiều người khác phải đối mặt với các vấn đề như béo phì và lồi đĩa đệm thắt lưng.

Bất chấp những rủi ro về sức khỏe, việc chấp nhận lái xe lâu hơn là cách duy nhất để các tài xế tránh thua lỗ và có thu nhập khá hơn.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.