Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Nền kinh tế Influencer khiến người dùng mất tiền oan như thế nào?

Đời sống 23/04/2024 - 10:17

Khi người người, nhà nhà đều thành Influencer review sản phẩm, thật khó để tìm thấy một món hàng không bị thổi phồng cả công năng lẫn mức giá.

Nền kinh tế Influencer khiến người dùng mất tiền oan như thế nào? - ảnh 1

Chúng ta đang sống trong thời đại mà chỉ cần lướt mạng xã hội sẽ có hàng nghìn quảng cáo liên tục đập vào mắt, về những món hàng hứa hẹn sẽ làm cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn: Những chiếc ly hợp thời, món gia dụng trendy, công cụ làm sạch thần kỳ hay máy lọc không khí thần thánh...

Nhưng đừng mua chúng vội.

Wirecutter, chuyên mục giới thiệu sản phẩm của The New York Times, đã kiểm tra nhiều sản phẩm ngập tràn trên newsfeed mạng xã hội của người Mỹ. Quá trình thử nghiệm cho thấy rất nhiều sản phẩm có công dụng được thổi phồng quá mức và thiếu kiểm chứng.

Và theo Annemarie Conte, phó tổng biên tập của Wirecutter, thương mại điện tử - ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 6.000 tỷ USD - đang trở nên rác rưởi hơn bao giờ hết bởi những người có ảnh hưởng chuyên nhận tiền là quảng cáo bất chấp.

Nhận tiền để quảng cáo

Mua sắm online đã tạo ra nền kinh tế người có sức ảnh hưởng (Influencer economy) đầy béo bở.

Trong đó, các Influencer tham gia vào mạng lưới tiếp thị liên kết (affiliate), như của Amazon. Khi người theo dõi của họ nhấp vào đường link được họ gắn và mua món gì đó, Influencer kiếm được tiền hoa hồng.

Đó là lý do những người có sức ảnh hưởng liên tục giới thiệu các sản phẩm yêu thích, hay nói về một món đồ đắt tiền đã thay đổi cuộc sống của họ ra sao.

Nhiều Influencer còn có một động lực khác: Các thương hiệu trả tiền cho họ để quảng cáo hàng hóa. Một số người có lượng follow lớn thực hiện giao dịch với giá hàng chục nghìn USD cho mỗi bài đăng. Sau đó, khi có đủ người thích hoặc chia sẻ một bài đăng, thuật toán TikTok, Instagram và YouTube sẽ đẩy bài đăng đó đến với nhiều người hơn.

Nền kinh tế Influencer khiến người dùng mất tiền oan như thế nào? - ảnh 2

Chiếc máy chà sàn được quảng cáo là có tác dụng "thần thánh", nhưng càng chà càng tạo ra mớ hỗn độn.

Một loại máy chà sàn hot trend đã được Ellen Airhart, chuyên gia làm sạch của Wirecutter, xem xét. "Trong video quảng cáo, chiếc máy này tạo ra bọt xà phòng, giống như nó đang loại bỏ mọi vết bẩn bên dưới đường đi", Ellen viết.

Trên thực tế, đây là sản phẩm làm sạch tệ nhất mà nhóm từng thử nghiệm.

Ellen đã dành 6 giờ để cố gắng cọ rửa vòi hoa sen bám đầy cặn xà phòng và bồn rửa dính đầy kem đánh răng bằng hai máy chà phổ biến trên TikTok. Chúng bắn bọt tung tóe khắp nơi và thường có giá lên tới 50 USD (1,2 triệu đồng) mà kết quả thật đáng thất vọng.

Ellen kết luận thay vì tốn tiền, mọi người dùng miếng bọt biển truyền thống giá 1 USD.

Các sản phẩm gây sốt trên mạng xã hội thường do các công ty nhỏ sản xuất và đi kèm với hướng dẫn vô thưởng vô phạt hoặc chế độ bảo hành tệ hại. Điều này đúng với Pipersong Meditation Chair - một loại ghế công thái học được ca ngợi là giải pháp cho những phải ngồi nhiều nhờ có bệ để chân xoay.

Annemarie Conte đã dùng thử nó. "Loay hoay với cái ghế chẳng có tựa lưng hay tay vịn vững vàng, tôi nghĩ đa số mọi người cũng sẽ thấy nó chẳng xứng với mức giá 400 USD (hơn 10 triệu đồng)", Conte nói.

Nền kinh tế Influencer khiến người dùng mất tiền oan như thế nào? - ảnh 3

Chiếc ghế được thổi phồng công dụng, bán với giá đắt đỏ nhưng giá trị thực tế không tương xứng.

Ngay cả những sản phẩm gây sốt đến từ các thương hiệu tầm cỡ đôi khi cũng chỉ có giá trị ở mức tầm thường.

Ví dụ, ly Stanley đang gây bão. Nhưng nó vẫn bị rò nước, nhiều là đằng khác. Song lỗi này không ngăn được 10 triệu chiếc ly được bán ra từ năm 2020. Không ít người đã xếp hàng ở Target để săn được một chiếc ly có màu sắc thịnh hành nhất.

Cảnh giác

Với tư cách là biên tập viên tại Wirecutter, Conte rất coi trọng công việc thử nghiệm và giới thiệu sản phẩm của mình. Cô không bao giờ muốn bất cứ ai tiêu số tiền khó nhọc mới kiếm được vào những món đồ "rác".

Dưới đây là những lưu ý của cô để mọi người tránh bị lừa khi mua hàng:

  • Tìm kiếm tên sản phẩm trên Instagram, TikTok, YouTube hoặc Reddit. Để ý xem có phải tất cả Influencer đều nói về nó theo cách tương tự nhau? Và liệu những gì họ đang nói có giống như một bản quảng cáo tiếp thị theo kịch bản có sẵn?
  • Kiểm tra tiểu sử hoặc hồ sơ LinkedIn của những người có ảnh hưởng để biết thông tin xác thực. Những người sáng tạo nội dung đã trình bày phương pháp thử nghiệm của họ chưa?
  • Đọc các đánh giá một sao trên web bán hàng để xem liệu có bất vấn đề nào xuất hiện hay không.
  • Tìm xem người nổi tiếng hay ấn phẩm đáng tin cậy có giới thiệu sản phẩm này hay không.

Không phải tất cả Influencer đều nhận tiền để quảng cáo sai sự thật. Có những người sử dụng hiểu biết chuyên môn để kiểm tra sản phẩm và đưa ra lời khuyên đáng tin cậy. Quan trọng là người tiêu dùng phải tỉnh táo để nhận biết ai là người nói thật.

Đừng lãng phí thời gian và tiền bạc vào những sản phẩm "hot trend" được thổi phồng quá mức.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.