Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh bùng phát?

Sức khoẻ 05/12/2022 - 00:30

Con em 2 tuổi, vừa khỏi cúm A được 2 tuần lại bị viêm phổi do phế cầu. Xin hỏi vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh lại bùng phát như vậy? Thời điểm nào là tốt nhất để tiêm vắc xin phòng bệnh? (Anh Chi, Hà Nội)

Vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh bùng phát? - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Tiêm đầy đủ vắc xin giúp trẻ em và người lớn phòng dịch bệnh cuối năm hiệu quả. ẢNH: MỘC THẢO

Hậu Covid-19, hàng loạt dịch bệnh mới nổi, tái nổi như cúm A trái mùa, tả, đậu mùa khỉ, Adenovirus, sốt xuất huyết,… đang đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ em và người lớn, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, phụ nữ mang thai,…

Thời tiết vào đông sẽ lạnh hơn, virus, vi khuẩn tồn tại lâu hơn, nguy cơ lây nhiễm cao hơn mùa nóng, kết hợp với nhiều lễ hội đông người diễn ra vào cuối năm và tâm lý chủ quan của một số người dẫn đến xuất hiện khoảng trống miễn dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh truyền nhiễm hình thành, lây lan và bùng phát thành các chùm dịch trong cộng đồng, gây nguy cơ dịch chồng dịch. Trong đó, các bệnh cần hết sức lưu ý là bệnh đường hô hấp như cúm, viêm phổi phế cầu, ho gà – bạch hầu – uốn ván,… các bệnh đường tiêu hóa như: Tả, thương hàn, tiêu chảy cấp,…

Vắc xin là thành tựu y học vĩ đại khi đã giúp thanh toán được rất nhiều dịch bệnh toàn cầu như bại liệt, đậu mùa, uốn ván sơ sinh,… Do đó, để kịp thời phòng bệnh, phòng nguy cơ bùng phát trận dịch lớn cuối năm, tất cả trẻ em và người lớn cần khẩn trương tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin, nhằm ngăn ngừa hiệu quả, giảm nguy cơ đồng nhiễm hoặc bội nhiễm cùng lúc nhiều bệnh; tránh các triệu chứng dễ nhầm lẫn, giảm tỷ lệ bệnh nặng và t.ử v.ong.

BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

ADVERTISEMENT

Những trường hợp nào nghi ngờ trẻ mắc bệnh do Adenovirus?

Vậy những trường hợp nào cha mẹ nên nghĩ đến con mắc bệnh do Adenovirus?

Vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh bùng phát? - ảnh 2
Trẻ nhập viện do nhiễm Adenovirus. Ảnh: PV

TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau họng, soi họng thấy có 2 amidal sưng to, kèm kết mạc mắt đỏ, ho... nhất là ở trong vùng có nhiều người đang mắc Adenovirus thì khả năng cao trẻ mắc Adenovirus. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định xem trẻ có nhiễm Adenovirus hay không để có biện pháp điều trị kịp thời.

TS.BS Đặng Thị Thúy cũng cho biết, do Adenovirus có nhiều tuýp, mỗi tuýp lại có thể gây bệnh ở vài cơ quan nên các biểu hiện của người mắc Adenovirus cũng rất đa dạng. Cụ thể người bệnh có thể có những biểu hiện như:

- Sốt: Người bệnh có thể sốt cao, kéo dài 5 - 10 ngày.

- Biểu hiện về hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng.

- Biểu hiện tại mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, tiết nhiều nghèn, mắt ngứa, cộm, mi mắt sưng nề.

- Biểu hiện tiêu hóa: Tiêu chảy, đau quặn bụng.

ADVERTISEMENT

Theo đó, thông thường người nhiễm Adenovirus ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên với một số trường hợp có dấu hiệu trở nặng, cần phải được nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Ninh Thuận: Sốt xuất huyết tăng hơn 4 lần Hiện nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Ninh Thuận đang có dấu hiệu tăng mạnh. Khoảng một tháng nay, trung bình một tuần có đến 139 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue. Một trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue đang được...

Chia sẻ