Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Trẻ nhận lì xì, không khí bỗng gượng gạo chỉ vì 1 sai lầm của người lớn

Gia đình 24/01/2023 - 04:49

Người đồng tình thì cho rằng cha mẹ chưa khéo dạy con, người phản đối thì nhận định, người lì xì còn cư xử thiếu tinh tế.

Với trẻ em, ngày Tết cổ truyền được tặng bao lì xì, mặc áo quần mới và được ăn bánh kẹo là ba niềm vui lớn nhất. Thế nhưng, với người lớn, mỗi chuyện lì xì mừng tuổi thôi cũng có 1001 vấn đề phải đau đầu suy nghĩ. 

Không ít đứa trẻ sau khi bóc phong bao lì xì thấy tờ 10 hoặc 20 nghìn đồng thì lập tức bĩu môi chê ít, khiến cả khách lẫn bố mẹ đều đỏ mặt và khó xử. Có người trở mặt thành ghét nhau chỉ vì tiền lì xì cho "con anh, con tôi" không đồng đều, cho đi nhiều mà nhận lại ít.

Hay như câu chuyện của một phụ huynh mới đây cũng gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Người đồng tình thì cho rằng cha mẹ chưa khéo dạy con, người phản đối thì nhận định, người lì xì còn cư xử thiếu tinh tế. 

Người này kể, trong ngày đầu năm, gia đình chị đến nhà người thân chúc Tết. Tuy nhiên, khi những người lớn tuổi trao tiền lì xì, một điều khó xử đã xảy ra. Vì nhà chị này chỉ có một con, còn nhà người anh lại có đến 2 con nên khi phát lì xì, thay vì cho từng cháu, người này lại chỉ đưa một phong bao đỏ rồi bảo mừng tuổi hai cháu.

Trẻ nhận lì xì, không khí bỗng gượng gạo chỉ vì 1 sai lầm của người lớn - ảnh 1

Bản thân người lì xì cho rằng, điều quan trọng nhất của tiền lì xì Tết là ý nghĩa đẹp đẽ của nó chứ không phải số tiền. Vì vậy, trẻ em được cho bao nhiêu thì nên sẵn sàng nhận bấy nhiêu. Tuy nhiên bọn trẻ lại không nghĩ như vậy. Bình thường ba đứa trẻ thường chơi với nhau, cái gì cũng đồng đều, tại sao tiền lì xì trong dịp Tết lại đứa có đứa không? Kết quả là hai đứa trẻ nhà người anh xụ mặt xuống và cứ xầm xì mãi.

Phụ huynh bên kia vốn dĩ vẫn im lặng để giữ hòa khí, tuy nhiên họ cũng không đồng ý với cách tặng bao lì xì này. Không phải chuyện bao lì xì bao nhiêu, mà là nên chia đều cho trẻ. Nếu mừng tuổi kiểu “bất bình đẳng” như vậy, nhất định sẽ khơi dậy trong lòng trẻ những cảm xúc tiêu cực, thậm chí còn ảnh hưởng đến tình cảm thân thiết giữa những đứa trẻ. Nhiều cư dân mạng cũng đồng tình với ý kiến này.

Lì xì sao cho tinh tế?

Muốn lì xì chúng ta cần giải quyết hai vấn đề, một là cho bao nhiêu, hai là cho như thế nào.

Bao nhiêu lì xì là phù hợp? Nên tặng bao nhiêu lì xì cho thế hệ trẻ trong dịp Tết Nguyên đán phụ thuộc vào những yếu tố này:

Thứ nhất, mối quan hệ: Quan hệ càng thân thiết thì lì xì càng nhiều. 

Thứ hai, phong tục truyền thống: Khi lì xì cho trẻ em, bạn có thể tham khảo phong tục truyền thống của địa phương hoặc gia đình mình, xem những người cùng thế hệ với mình lì xì bao nhiêu rồi mới cân nhắc.

Cách lì xì như thế nào? Cách lì xì có khi còn quan trọng hơn số tiền trong phong bao. Nếu thực hiện sai cách rất dễ dẫn đến các sự cố khó xử.

Tặng trước mặt cha mẹ của bên kia: Lì xì cho trẻ em thực chất là một "nghi thức", cần có sự hiện diện của cha mẹ bên kia. Bởi tiền lì xì không chỉ là lời chúc phúc cho con cái, mà còn thể hiện tình thân giữa hai gia đình, đồng thời cũng là một kiểu hành vi qua lại, nếu phụ huynh bên kia không biết có thể xảy ra một số hiểu lầm rất đáng tiếc. 

Tặng tiền mới: Trong năm mới, chúng ta phải nói lời tạm biệt với năm cũ, vì vậy nên sử dụng tiền mới và phong bao mới khi lì xì cho trẻ để thể hiện ý nghĩa tốt đẹp. Không nên lấy phong bao lì xì cũ của năm ngoái, bao lì xì bị hỏng, bao mừng cưới, bao mừng tân gia sẽ gây chút bối rối và ý nghĩa không tốt.

Không nên cho hai trẻ cùng một lúc số tiền lì xì khác nhau: Trong dịp Tết Nguyên đán, khi đi thăm họ hàng, rất dễ gặp phải những đứa trẻ khác bất ngờ ghé chơi. Dù quan hệ thân thiết khác nhau nhưng lúc này không nên lì xì cho một đứa nhiều hơn, tốt nhất nên cần đợi cho đến khi những đứa trẻ tách ra rồi mới lì xì để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Gia đình