Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại

Đời sống 26/09/2022 - 02:04

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, sỡ dĩ các trung tâm thương mại thu hút nhiều người dân và du khách là do các trung tâm này đã xác lập các đặc điểm riêng trong vận hành trung tâm thương mại để tạo sự khác biệt với các trung tâm thương mại

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Trung tâm thương mại vừa là nơi mua sắm vừa là nơi vui chơi của nhiều gia đình vào các ngày cuối tuần.

Nơi mua sắm cũng là nơi vui chơi

Hiện các mô hình thương mại hiện đại tại TP Hồ Chí Minh như Trung tâm thương mại SC VivoCity, GigaMall, AeonMall, Crescent Mall, Vincom… đã đáp ứng được những yêu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân và du khách. Khi đến đây, khách có thể mua sắm những món hàng từ xa xỉ cho đến các mặt hàng thiết yếu hàng ngày; đồng thời cũng là điểm đến lý tưởng để gặp gỡ bạn bè, giao lưu, vui chơi giải trí… sau những ngày học tập, làm việc mệt mỏi.

Chị Nguyễn Thị Hải (ngụ ở thành phố Thủ Đức) cho biết, những ngày cuối tuần, gia đình chị thường chọn các siêu thị hay trung tâm thương mại để vừa đi mua sắm, vừa cho các con đến đây vui chơi. “Ở các trung tâm thương mại hiện nay có rất nhiều khu vực vui chơi, giải trí dành cho người lớn, trẻ con… Ngoài ra, ở các trung tâm thương mại, sau khi vui chơi mình còn có thể mua sắm, đi siêu thị, nhà sách và thậm chí ăn uống luôn tại đây mà không phải về nhà nấu nướng”, chị Hải cho biết.

Trước nhu cầu mua sắm tăng cao, nhu cầu vui chơi, giải trí phát triển nên hệ thống trung tâm thương mại tại TP Hồ Chí Minh cũng ngày càng phát triển. Theo thống kê của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, đến nay, toàn thành phố có 46 trung tâm thương mại, 237 siêu thị, hơn 3.000 siêu thị mini và cửa hàng bán lẻ hiện đại (cửa hàng tiện lợi)… So với thời điểm cuối năm 2015, mạng lưới phân phối hàng hóa của thành phố tăng thêm 6 trung tâm thương mại, 56 siêu thị, gần 2.200 cửa hàng tiện lợi.

ADVERTISEMENT

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại - ảnh 2
Nhiều nhà đầu tư còn hướng đến xây dựng các trung tâm thương mại gần Khu công nghiệp, Khu chế xuất để thu hút công nhân, người lao động.

Video đang HOT

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, sỡ dĩ các trung tâm thương mại thu hút nhiều người dân và du khách là do các trung tâm này đã xác lập các đặc điểm riêng trong vận hành trung tâm thương mại để tạo sự khác biệt với các trung tâm thương mại khác. Theo đó, một số trung tâm thương mại chọn sự sang trọng về kiến trúc và nội thất. Nhiều nhà phát triển trung tâm thương mại cũng đang thực sự lột xác về chất lượng phục vụ. Bởi các nhà đầu tư cũng đã xác định nếu chỉ cạnh tranh bằng lợi thế vị trí nhưng lại cào bằng về dịch vụ, thì các trung tâm thương mại sẽ không giữ chân được khách lâu dài.

Cải thiện chất lượng, dịch vụ để hút khách

Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đang định hình lại sân chơi mới, trong đó nổi bật xu hướng khai thác sự đặc thù của từng phân khúc thị trường, tinh giản hệ thống, tăng tính trải nghiệm đối với khách hàng… Vì vậy, các nhà bán lẻ đã tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ để gia tăng lợi ích nhằm giữ chân khách hàng của mình lâu hơn trong bối cảnh ngành thương mại, dịch vụ có sự cạnh tranh cao.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, với quyết tâm không để các loại hình mua sắm trực tuyến ứng dụng công nghệ số có thể lấn át, các trung tâm mua sắm, thương mại đang phấn đấu trở thành các trung tâm giao dịch đa chiều, đa phương tiện, kết hợp giữa thương mại truyền thống và ứng dụng kỹ thuật số, đáp ứng mọi kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như người bán hàng. Ngoài việc tiếp tục mở rộng, phát triển, nâng chất các thú vui đi ngắm cửa hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng thực hiện việc mua bán trên trang web của cửa hàng, nhận hay trả hàng tại nhà hoặc ở các điểm giao dịch. Trong khi đó, bên bán hàng cũng tiết kiệm được chi phí nhờ thương mại điện tử và giữ chân khách hàng của họ bằng các gói khuyến mại đầy hấp dẫn, tăng cường tính tiện ích của trang bán hàng trực tuyến bằng việc liên kết với các đối tác khác.

ADVERTISEMENT

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại - ảnh 3
Các nhà đầu tư trung tâm thương mại đã tích hợp các trải nghiệm từ mua sắm, vui chơi đến ăn uống, giải trí cho khách hàng.

Đại diện Trung tâm thương mại Aeon Mall cho biết, hàng năm, đơn vị có xu hướng cập nhật, đánh giá nhu cầu của khách hàng để có thể xây dựng các trung tâm thương mại theo hướng khai thác tối đa tâm lý yêu thích hàng Nhật và các giá trị Nhật của người Việt. Sau đó là triển khai phân bổ, sắp xếp không gian giữa vui chơi, giải trí, ẩm thực… kết hợp với mua sắm một cách tinh tế và hợp lý.

“Tính hợp lý trong sắp đặt chuỗi các dịch vụ phù hợp với nhịp sinh hoạt của dân cư là đặc trưng lớn nhất tại các trung tâm thương mại mang thương hiệu Aeon Mall. Đây cũng là điểm phân biệt rõ nhất với các trung tâm thương mại khác. Cụ thể, như các trung tâm mua sắm của Aeon Mall luôn có bãi đỗ xe rộng hơn so với các trung tâm thương mại khác, thậm chí tiêu chuẩn chăm sóc được mở rộng tới cả nhà vệ sinh cho gia đình, khu chức năng cho từng đối tượng (phòng hút thuốc, phòng thay tã cho trẻ em, nhà vệ sinh cho người khuyến tật), hệ thống bảng biển thân thiện và rõ ràng, khu vực chung được bố trí hợp lý, nhiều ghế nghỉ dành cho khách hàng”, đại diện Trung tâm thương mại Aeon Mall cho biết.

Trong khi đó, là nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã triển khai hoạt động cải tiến chuỗi cung ứng, thiết lập công cụ hỗ trợ quản lý trong công tác logistics, đáp ứng cơ bản kịp thời cho tốc độ và yêu cầu phát triển của mô hình bán lẻ. Ngoài ra, Saigon Co.op triển khai nghiên cứu mô hình vận hành kho Co.opfood phù hợp với kế hoạch tăng trưởng của hệ thống đến năm 2022; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới hệ thống trung tâm phân phối tương ứng với sự phát triển chuỗi hệ thống kinh doanh Saigon Co.op đến năm 2025.

ADVERTISEMENT

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, đơn vị luôn thực hiện chiến lược hàng hóa và giá cả luôn được tập trung rà soát cho phù hợp với tình hình thị trường, nhu cầu của khách hàng; thí điểm áp dụng cải tiến các công tác khuyến mãi, trưng bày, trang thiết bị… Đặc biệt, Saigon Co.op đẩy mạnh phát triển thêm dịch vụ mới, kết hợp số hóa nhằm cung cấp thêm nhiều tiện ích, cá nhân hóa các dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho từng phân khúc khách hàng, gồm Co.op , Co.opLink, Scan & Go, khu dịch vụ tiện ích, khu kidzone, khu ăn uống trong khu tự chọn… để giữ chân người dân và du khách nhiều hơn và lâu dài.

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại - ảnh 4 ADVERTISEMENT
Các nhà đầu tư trung tâm thương mại tại TP Hồ Chí Minh đang nâng chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng lâu và thường xuyên hơn.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Nguyên Phương, sắp tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục mở rộng triển khai mô hình các trung tâm thương mại để nâng cao hiệu quả mạng lưới phân phối, qua đó hỗ trợ các hệ thống bán lẻ lớn mở rộng thị phần, đa dạng kênh phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài. Dự kiến đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển thêm 67 siêu thị và 81 trung tâm thương mại.

Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 18% trong tháng 9

Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ước đón 184,4 nghìn lượt khách, tăng 18% so với tháng 8/2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, giảm 7% so với tháng 8/2022.

TP Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại hiện đại - ảnh 5
Khách quốc tế đi trải nghiệm khu phố cổ Hà Nội.

ADVERTISEMENT

Dự kiến, trong 9 tháng của năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 13,87 triệu lượt khách, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 766,4 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa ước đạt 13,1 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39,69 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 43,7% tăng 14,3% so với tháng 8-2022 và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, trong 9 tháng của năm 2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 34,1%, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Trong 9 tháng qua, thành phố công nhận thêm 3 điểm du lịch là: Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình), Điểm du lịch sinh thái Hoàng Long (huyện Thạch Thất). Tổng các khu, điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn thành phố đến nay là 24 khu, điểm.

ADVERTISEMENT

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Du lịch Hà Nội từ nay đến cuối năm là tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Cũng theo Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 9/2022 trên địa bàn Thành phố có 3.425 cơ sở lưu trú du lịch với 64.800 phòng; trong đó có 598 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 25.057 phòng, chiếm 17% tổng số cơ sở lưu trú du lịch.

Theo Quy hoạch phát triển du lịch định hướng đến năm 2030, Hà Nội sẽ không phát triển cơ sở lưu trú quy mô dưới 10 phòng, mà ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên và loại hình du lịch lưu trú ở nhà dân (homestay) tại cụm du lịch.

Để bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2025 và là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô; tăng cường công tác phối hợp liên ngành...

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đắc đạo được 10 năm, bà Hoàng Lê Diệp Thảo âm thầm làm điều đáng kinh ngạc Vừa kết thúc ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Hoàng Lê Diệp Thảo bất ngờ lấn sang lĩnh vực mới khiến ai nấy bất ngờ! Theo dữ liệu của VietTimes cập nhật đến ngày 30/3/2022, bà Hoàng Lê Diệp Thảo đã thay thế ôngTrần Anh...

Chia sẻ