Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Tổng thống Nga nói về khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc

Xã hội 27/03/2023 - 03:58

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga và Trung Quốc không thành lập một liên minh quân sự và sự hợp tác giữa các lực lượng vũ trang hai nước là hoàn toàn minh bạch .

Tổng thống Nga nói về khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh Reuters.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Nga mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình, lãnh đạo hai bên đã tái khẳng định tình hữu nghị và cam kết đẩy mạnh các mối quan hệ chặt chẽ hơn, bao gồm cả trong lĩnh vực quân sự.

“Chúng tôi không tạo ra bất kỳ liên minh quân sự nào với Trung Quốc”, ông Putin phát biểu trên truyền hình nhà nước ngày 26/3. “Vâng, chúng tôi có hợp tác trong lĩnh vực tương tác kỹ thuật quân sự. Chúng tôi không che giấu điều này. Mọi thứ đều minh bạch, không có gì là bí mật”.

Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận hợp tác “không giới hạn” vào đầu năm 2022, chỉ vài tuần trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Bắc Kinh đã kiềm chế không chỉ trích quyết định của ông Putin và đưa ra một kế hoạch hòa bình cho Ukraine. Phương Tây đã bác bỏ các đề xuất của Trung Quốc, coi đây là một mánh khóe giúp mua thêm thời gian cho Nga để xây dựng lại lực lượng.

Gần đây, Washington bày tỏ lo ngại Bắc Kinh có thể trang bị vũ khí cho Nga, điều mà Trung Quốc bác bỏ.

Trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, ông Putin đã bác bỏ những ý kiến cho rằng việc Moscow tăng cường quan hệ với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như năng lượng và tài chính đồng nghĩa là Nga đang trở nên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đồng thời cho rằng đây là quan điểm của “những kẻ ghen tị”.

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

“Trong nhiều thập kỷ, nhiều người đã mong muốn biến Trung Quốc chống lại Liên Xô và Nga, và ngược lại. Chúng tôi hiểu thế giới chúng ta đang sống. Chúng tôi thực sự coi trọng các mối quan hệ chung và mức độ mà những mối quan hệ này đã đạt được trong những năm gần đây”, ông Putin nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Putin cũng cáo buộc Mỹ và NATO đang tìm cách xây dựng một “trục” toàn cầu mới mà ông cho là có một số điểm tương đồng với liên minh trong Thế chiến thứ Hai giữa Đức Quốc xã, Italia và Nhật Bản.

Ông Putin nêu tên Australia, New Zealand và Hàn Quốc là những nước phù hợp để gia nhập “NATO toàn cầu” và đề cập đến một thỏa thuận quốc phòng được Anh và Nhật Bản ký hồi đầu năm nay.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm nay, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên minh Đại Tây Dương hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trung Quốc bất ngờ hủy khoản đầu tư 500 triệu USD, Nga hứng thiệt hại nặng nề

Tổng thống Nga nói về khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Nga đang dựa vào Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ảnh IT

Theo Express, Nga hiện đang dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nước này sau khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2.

Trung Quốc cho đến nay vẫn được cho là đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại phương Tây. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, 2 nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội Mùa đông, nơi họ tái khẳng định các cam kết với nhau. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin ra tuyên bố chung nói "không có giới hạn nào" trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec được điều hành bởi Bắc Kinh mới đây hủy bỏ khoản đầu tư trị giá 500 triệu USD vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga ở Trung Quốc tên là Sibur, khiến Moscow thiệt hại đáng kể đang làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Moscow có thể dựa vào Bắc Kinh để lách trừng phạt hay không.

Theo Express, một trong những giám đốc và nhà đầu tư của Sibur là Gennady Timchenko - đồng minh lâu năm của ông Putin. Vị tỷ phú Nga này cũng nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây vào tháng 2 sau khi Tổng thống Putin tuyên bố triển khai lực lượng Nga tới các nước cộng hòa ly khai Donestk và Luhansk ở miền đông Ukraine.

Quyết định của Sinopec được đưa ra sau khi họ tham dự một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có sự tham dự của cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) lẫn Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) .

ADVERTISEMENT

Tổng thống Nga nói về khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc - ảnh 3

Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec là một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc. Ảnh IT

Một giám đốc điều hành tại Sinopec trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: "Công ty sẽ nghiêm túc tuân theo chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Ukraine".

ADVERTISEMENT

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga- Ukraine, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, khẳng định sẽ duy trì trao đổi kinh tế và thương mại bình thường với Nga, đồng thời từ chối lên án hành động của Moscow ở Ukraine.

Tổng thống Nga nói về khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc - ảnh 4 ADVERTISEMENT

NÓNG: Điện Kremlin cảnh báo "gắt" phương Tây: Đừng đẩy chúng tôi vào chân tường!

Tuy nhiên theo giới quan sát, Bắc Kinh vẫn cảnh báo các công ty Trung Quốc cố tránh các lệnh trừng phạt, buộc các công ty này phải thận trọng khi đầu tư vào Nga.

Việc Trung Quốc hủy bỏ khoản đầu tư trị giá nửa tỷ USD được cho là sẽ gia tăng áp lực cho nền kinh tế Nga vốn đang phải gồng mình chống đỡ các lệnh trừng phạt nặng chưa từng có của Mỹ và phương Tây.

Tổng thống Mỹ Biden đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ sự ủng hộ đối với Moscow trong cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Biden đã cảnh báo Bắc Kinh không giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Moscow.

EU kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xung đột Ukraine Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp diễn ra, bất đồng về thương mại và cuộc xung đột ở Ukraine dự kiến sẽ có trong chương trình nghị sự. Theo trang tin Euobserver.com, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực của Liên minh châu Âu (EU)...

Chia sẻ