Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ ChatGPT, mất chỉ 1 ngày để làm xong khoá luận

Công nghệ 06/02/2023 - 16:37

Dù là công cụ hỗ trợ học tập đắc lực, song sự xuất hiện của ChatGPT cũng tạo ra lo lắng cho người làm giáo dục khi công cụ này có thể được sử dụng để làm "hộ" bài tập cho các sinh viên.

ChatGPT - tên đầy đủ Chat Generative Pre-training Transformer (hay còn gọi tắt là chatbot) là công cụ hỏi đáp tự động được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển.

Sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ ChatGPT, mất chỉ 1 ngày để làm xong khoá luận - ảnh 1

Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi ra mắt, ChatGPT nhanh chóng "gây sốt" trên toàn cầu với hơn một triệu người đăng ký sau một tuần, và hiện đã cán mốc hơn 100 triệu người sử dụng.

Không chỉ gây ấn tượng với khả năng giải đáp mượt mà câu hỏi của người dùng, chatbot này còn khiến nhiều người bất ngờ về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây.

Các chuyên gia cho rằng, về mặt tích cực, ChatGPT sẽ hỗ trợ rất tốt cho học sinh, sinh viên trên hành trình khám phá tri thức. Tuy nhiên, sự xuất hiện của của chatbot này cũng tạo ra lo lắng cho người làm giáo dục khi công cụ này có thể được sử dụng nhằm "làm bài hộ" sinh viên.

Sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ ChatGPT, hoàn thành luận văn chỉ trong thời gian ngắn

Đăng tải trên Twitter hôm 3/1, một sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Nhân văn Nhà nước Nga (RGGU) đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp về quản lý.

Trong loạt bài đăng, sinh viên này thậm chí còn chia sẻ làm thế nào để vượt qua các giới hạn của ChatGPT như giới hạn độ dài của văn bản, đồng thời chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cách sử dụng chương trình sao cho có được một văn bản mạch lạc.

Sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ ChatGPT, mất chỉ 1 ngày để làm xong khoá luận - ảnh 2

Sự xuất hiện của ChatGPT tạo ra lo lắng cho người làm giáo dục khi công cụ này có thể được sử dụng nhằm “làm bài hộ” sinh viên cũng như các bài khóa luận (Ảnh: iLexx | Getty Images/iStockphoto)

Mặc dù thừa nhận rằng chỉ đạt điểm tối thiểu, đủ để tốt nghiệp, nhưng luận án đã được thông qua. Người này còn khoe rằng chỉ mất khoảng 23 giờ để "viết" luận văn của mình, so với vài tuần mà các bạn bè phải dành ra để làm công việc tương tự.

Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Một số người đã rất tức giận đến mức viết đơn khiếu nại tới RGGU và Bộ Giáo dục Nga, kêu gọi các quan chức điều tra và hủy bỏ hoàn toàn luận án.

Đại học Nhân văn Nhà nước Nga (RGGU) sau đó đã nhanh chóng kêu gọi hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT, RT đưa tin hôm 1/2.

"Nếu nhiều thập kỷ trước, vấn đề nổi cộm ở các trường đại học là đạo văn và sao chép, vấn đề này đã được giải quyết xong; Tuy nhiên, cộng đồng giáo dục đang phải đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng máy học (Neural Network) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong các hoạt động khoa học và giáo dục. Nga và các chuyên gia nước ngoài đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này, và việc tìm ra giải pháp thích đáng là nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng khoa học," RGGU trao đổi với truyền thông Nga.

RGGU tuyên bố sẽ thực hiện "phân tích" bổ sung về luận án, cả trong nội bộ và với sự tham gia của cộng đồng khoa học. Trong khi đó, phó chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia về Khoa học và Giáo dục Đại học, Aleksandr Mazhuga, kêu gọi trường đại học không hủy bỏ luận án. Lý do rằng ChatGPT chỉ đóng vai công cụ trợ giúp, còn bản thân sinh viên đã bảo vệ thành công luận án bằng nỗ lực và tri thức của chính mình.

Nhiều trường Đại học "ứng phó" với cơn sốt ChatGPT

Không chỉ RGGU, các Giáo sư tại Đại học Stanford (Mỹ) cũng đã phải vật lộn với sự phát triển của ChatGPT.

Sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ ChatGPT, mất chỉ 1 ngày để làm xong khoá luận - ảnh 3

Nhiều trường Đại học đã thay đổi bộ quy tắc học thuật để quy định rõ về việc sử dụng các công cụ AI (Ảnh: Will Waldron | Times Union)

Khảo sát do The Daily thực hiện cho thấy, khoảng 17% sinh viên đã sử dụng trí tuệ nhân tạo này trong các kỳ thi cuối kỳ. Phần lớn sinh viên sử dụng để tìm và phác thảo ý tưởng, trong khi 5% thiểu số thừa nhận đã nhờ công cụ này làm hộ bài tập 100%. Họ chỉ xem và chỉnh sửa rất ít.

Trước sự bùng nổ của ChatGPT, một số đại học tại Mỹ như ĐH Washington và ĐH Vermont đã thay đổi bộ quy tắc học thuật để quy định rõ về việc sử dụng các công cụ AI. Tại New York, Sở Giáo dục New York cũng tuyên bố sẽ cấm học sinh truy cập ChatGPT trên các thiết bị và hệ thống mạng của trường học vì lo ngại học sinh gian lận, đạo văn.

Thực tế, ChatGPT hiện vẫn chỉ là công cụ giúp các lập trình viên làm việc dễ dàng hơn và chưa đủ khả năng thay thế hoàn toàn bộ não con người. Chính chatbot này cũng thừa nhận nó không thể hiểu, không thể làm những yêu cầu khó từ người dùng (hoặc có làm nhưng sai).

Peter Laffin, người sáng lập Crush the College Essay chia sẻ với Fox News: "Việc học sinh nhỏ tuổi tiếp cận ChatGPT từ sớm sẽ càng nảy sinh nhiều vấn đề".

Ngay cả CEO Sam Altman của Open AI cũng chia sẻ rằng: "ChatGPT vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng lại khiến mọi người cho rằng nó hoàn hảo. Chúng ta không nên phụ thuộc vào chatbot này đối với những vấn đề quan trọng."