Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng?

Giới trẻ 22/03/2023 - 03:31

Liệu việc vận chuyển chất cấm qua đường “xách tay” là hành vi cố tình hay chỉ là hoạt động xách tay hàng hóa bị lợi dụng để vận chuyển chất cấm?

Hơn 11kg ma túy đang trên đường tuồn vào Việt Nam qua hành lý của 4 tiếp viên hàng không đã bị phát hiện. Không phải nhóm đối tượng nghi vấn có mối quan hệ phức tạp như khách du lịch hay người nước ngoài mà lại là nhóm người có tần suất di chuyển liên tục như tiếp viên. Liệu đây là hành vi cố tình vận chuyển chất cấm hay là hoạt động xách tay hàng hóa bị lợi dụng để vận chuyển chất cấm?

Xã hội vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước vụ vận chuyển ma túy số lượng lớn có sự tham gia của 4 nữ tiếp viên hàng không, trong đó có những người còn rất trẻ và mới chỉ bay khoảng 1 năm. Câu hỏi lớn nhất mà nhiều người quan tâm lúc này là tính động cơ của vụ việc, rằng đó là cố ý vận chuyển ma túy hay như lời khai ban đầu chỉ là "vô tình cầm hộ mà không hay biết đó là hàng cấm". Câu trả lời chỉ có thể chờ đợi ở kết luận của cơ quan chức năng.

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 1
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 2
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 3

Trong chuyên mục "Chuyện nóng" hôm nay của Chuyển động 24h, nhân vụ việc này để nói thêm về một chuyện lâu nay vẫn diễn ra là những chuyến hàng "xách tay" của các tiếp viên hàng không. Hiện tại, vụ án vận chuyển ma túy liên quan đến các tiếp viên hàng không vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, chưa có quá nhiều thông tin cụ thể. Tuy nhiên, nhìn vào những thông tin và hình ảnh liên quan đã được công bố tới thời điểm này, có thể có một số điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất là khẳng định của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: "Đây không phải vụ việc được phát hiện tình cờ mà hoạt động phát hiện - bắt giữ này được căn cứ từ loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập... Sau đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh mới chỉ đạo phá án".

Nếu những hình ảnh đã công bố không phải là hình ảnh tái hiện mà là hình ảnh được ghi đúng thời điểm kiểm tra hành lý các nữ tiếp viên thì điều đó lại càng được khẳng định bởi người cầm camera đã rất chủ động ghi hình từ khi những kiện hành lý chứa chất cấm này bắt đầu được đưa vào máy soi.

Điều thứ hai là nghi vấn về con số "10 triệu đồng tiền công vận chuyển hộ mà không hề biết đó là hàng cấm" - theo lời khai ban đầu của các nữ tiếp viên hàng không. Bởi với vỏ ngoài toàn bộ là kem đánh răng - những loại rất phổ biến và đại trà, số tiền 10 triệu đồng tiền công vận chuyển liệu có bất thường?

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 4
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 5

Như theo số liệu công bố từ hải quan, trong hành lý của nhóm tiếp viên hàng không này có tổng cộng 154 tuýp kem đánh răng. Loại kem đánh răng này đang được bán với giá khoảng 120.000 - 150.000 đồng trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, nghĩa là tổng doanh thu của 154 tuýp kem đánh răng cũng chỉ rơi vào khoảng 20 triệu đồng.

Với bất kỳ ai trong chúng ta, nếu có ai đó nhờ cầm hộ đồ mà lại không biết đó là món hàng gì thì thật quá chủ quan. Còn nếu chỉ biết đó là kem đánh răng mà tiền vận chuyển hộ lại đến 10 triệu mà không nghi ngờ thì lại thật ngây thơ.

Việc các tiếp viên đã khai ban đầu rằng họ không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy bên trong là điểm đặc biệt quan trọng bởi đó là ranh giới xác định có áp dụng hay không việc xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo khoản 4, Điều 250 Bộ luật Hình sự.

Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ theo từng bước chắc chắn. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính hãng hàng không đã phải siết chặt lại các quy định với các tiếp viên của mình. Cụ thể, trong văn bản nội bộ được ban hành ngày 20/3, Hãng Hàng không VietNam Airlines đã nêu rõ: "Nghiêm cấm tiếp viên nhận vận chuyển, mang hộ hành lý, hàng hóa cho người khác trên các chuyến bay của hãng".

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 6

Nói mở rộng hơn câu chuyện về "hàng xách tay" qua đường hàng không. Trước đây, việc một số tiếp viên có cầm hàng xách tay về như mỹ phẩm, nước hoa, túi xách… là chuyện không phải chưa có tiền lệ.

Trước tiên phải khẳng định rằng việc bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh hợp pháp khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định, như: đảm bảo đúng số lượng, chủng loại; có hóa đơn, chứng từ kèm theo; hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu và đã được thông qua Hải quan theo đúng thủ tục đối với hành lý của người xuất, nhập cảnh.

Thị trường tiêu thụ của các loại mặt hàng xách tay này cũng luôn sôi động, minh chứng là việc những hội nhóm bán hàng "xách tay" không hiếm trên mạng xã hội. Vậy nên, đây được coi là một kênh kiếm thêm của những người thường xuyên di chuyển ra nước ngoài bằng đường hàng không, trong đó có thể có cả tiếp viên.

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 7

Việc "hàng xách tay" vượt ra ngoài quyết định của pháp luật có thể đến từ hai phía. Đầu tiên là từ chính người tiếp viên khi họ không chống lại được cám dỗ của đồng tiền.

Cám dỗ thì vô cùng mà sức tỉnh táo chiến đấu với nó lại tuỳ từng giới hạn của mỗi người, trong thực tế, khi đã quen thuộc với các chuyến bay khắp các quốc gia đã có những tiếp viên hoặc cựu tiếp viên hàng không chịu thua trước cám dỗ trong chính mính.

Như vụ việc năm 2017, một cựu tiếp viên hàng không mua 80 lượng vàng rồi chế thành cục rồi móc nối với công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay, đưa vàng sang Hàn Quốc bán kiếm lời. Cựu tiếp viên này sau đó đã chịu mức án 11 năm tù. Trước đó còn là những vụ việc liên quan đến nhập lậu các mặt hàng như xì-gà (cigarette), tiền mặt… của các cưụ tiếp viên hàng không.

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 8
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 9

Cái bẫy cám dỗ tiếp theo đến từ chữ "nể" khi người quen, người thân nhờ xách hộ đồ qua chuyến bay. Lời nhờ không thiếu và việc ngụy trang hàng cấm cũng có vô số chiêu trò. Bánh, kẹo, trà, thiết bị điện tử, bình chất lỏng các loại… - tất cả đều có thể là vỏ bọc cho hàng cấm.

Từ đầu năm đến nay, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã có 8 vụ vận chuyển ma túy được phát hiện qua đường hàng không. Còn tại sân bay Nội Bài, ngay đầu tháng 1, một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 100kg ma túy từ Đức về Việt Nam đã bị triệt phá. Tổng cộng trong năm 2022, lực lượng hải quan đã tiến hành bắt giữ 303 vụ, thu giữ trên 1 tấn ma túy các loại.

Vậy là để việc "xách tay" hàng hóa nằm trong đúng khuôn khổ, mỗi người phải chiến đấu với lòng tham của mình và tỉnh táo trước những lời nhờ xách hộ hàng hóa từ người khác. Thế mới có quan điểm cho rằng: "Đừng có dại trở thành người tốt mà cầm đồ hộ người khác nơi bến xe, nhà ga…". Tuy nhiên, nếu quý vị vừa muốn giúp người, vừa muốn bảo vệ bản thân mình trong những tình huống ngoài ý muốn, thì chúng ta cần làm gì?

Dưới đây là một số gợi ý cụ thể từ luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư Hà Nội:

Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 10
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 11
Những chuyến hàng “xách tay” chứa chất cấm - Cố tình hay bị lợi dụng? - ảnh 12