Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Những bệnh thường gặp ở trẻ trong thời điểm giao mùa

Kinh tế 26/03/2023 - 14:08

Thời tiết những ngày giao mùa xuân - hè có thể tạo điều kiện tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đường hô hấp, tiêu hóa...

Những bệnh thường gặp ở trẻ trong thời điểm giao mùa - ảnh 1

Các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa... rất dễ bùng phát trong thời điểm giao mùa xuân - hè như hiện nay. Ảnh: Healthline.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Cẩm Trinh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ, trong thời điểm giao mùa xuân - hè, nhiệt độ thay đổi, thời tiết ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi sinh sôi và phát triển.

Nguy cơ mắc các bệnh từ đường hô hấp, tiêu hóa… do đó cũng tăng theo. Những bệnh này có thể là:

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi), thủy đậu, sởi, viêm màng não mô cầu...

- Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, tay chân miệng…

- Bệnh lây truyền qua côn trùng: Bệnh sốt xuất huyết.

Vì vậy, bác sĩ Trinh nhận định việc chủ động phòng các bệnh thường mắc phải lúc giao mùa là rất cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) có diễn biến phức tạp, việc phòng bệnh của mỗi cá nhân không chỉ đem lại những lợi ích về sức khỏe cho bản thân mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng.

Đối với các bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Trinh gợi ý mọi người nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đám đông; đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi có đám đông và che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy.

Bên cạnh đó, để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, mọi người cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn sống, không rõ nguồn gốc; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi của trẻ em, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà cũng cần lau rửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Để phòng các bệnh do côn trùng truyền, bác sĩ Trinh cho hay mọi người cần tiêu diệt, ngăn chặn, loại bỏ các điều kiện để côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián sinh sôi, nảy nở như loại bỏ ao tù nước đọng, phát quang bụi rậm, đảm bảo môi trường làm việc và học tập phải sạch sẽ, đủ ánh sáng…

Ngoài thực hiện các biện pháp không để côn trùng đốt hoặc vào nhà như ngủ màn, bôi thuốc xua đuổi côn trùng, sử dụng lưới chắn cửa sổ…, mọi người cũng cần tiêm ngừa vaccine hiện có theo lịch để tăng khả năng phòng tránh bệnh .

Bác sĩ Trinh nhấn mạnh trẻ em là những người có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ cần được đặc biệt chú ý nâng cao sức đề kháng thông qua dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một trong những lợi ích của gia vị là đặc tính chống oxy hóa - nói cách khác, chúng giúp não chống lại các gốc tự do độc hại và do đó, ngăn ngừa hiện tượng căng thẳng oxy hóa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh, tác giả Uma Naidoo.

Cuốn sách là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.