Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô

Xã hội 25/11/2022 - 07:39

Quảng Trị Ba lớp với gần 300 học viên là người Vân Kiều, Pa Kô được truyền dạy chơi nhạc cụ truyền thống để giữ gìn bản sắc dân tộc.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 1
 
 
Lớp học cồng chiêng Vân Kiều, Pa Kô

Lớp học cồng chiêng Vân Kiều, Pa Kô. Video: Hoàng Táo

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 2

Từ ngày 12 đến 22/11, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Hướng Hóa mở ba lớp dạy chơi cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô cho học viên đến từ 20 xã.

Từ ngày 12 đến 22/11, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Hướng Hóa mở ba lớp dạy chơi cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô cho học viên đến từ 20 xã.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 3

Tất cả học viên là người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Kô sinh sống ở huyện miền núi Hướng Hóa. Hai dân tộc có nét văn hóa tương đồng, cùng chung sống trên dãy tây Trường Sơn, sử dụng chung các loại nhạc cụ trong đời sống thường ngày và lễ hội.

Hôm 22/11, tại nhà văn hóa truyền thống xã Lìa, gần 100 học viên, trong đó phần lớn ở độ tuổi thanh niên và trung niên được các bậc lớn tuổi, già làng truyền dạy lại cách chơi nhạc cụ.

Tất cả học viên là người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Kô sinh sống ở huyện miền núi Hướng Hóa. Hai dân tộc có nét văn hóa tương đồng, cùng chung sống trên dãy tây Trường Sơn, sử dụng chung các loại nhạc cụ trong đời sống thường ngày và lễ hội.

Hôm 22/11, tại nhà văn hóa truyền thống xã Lìa, gần 100 học viên, trong đó phần lớn ở độ tuổi thanh niên và trung niên được các bậc lớn tuổi, già làng truyền dạy lại cách chơi nhạc cụ.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 4

Đứng lớp là ông Hồ Cu Chảnh, 85 tuổi, già làng ở xã Lìa. Ông Chảnh cho hay các nhạc cụ có từ đời ông đời cố, hiện nhiều gia đình còn lưu giữ, nhưng ít người chơi được.

Tuổi đôi mươi, ông Chảnh học từ những người lớn tuổi và bạn bè về cách chơi các nhạc cụ truyền thống, dần thông thạo.

Đứng lớp là ông Hồ Cu Chảnh, 85 tuổi, già làng ở xã Lìa. Ông Chảnh cho hay các nhạc cụ có từ đời ông đời cố, hiện nhiều gia đình còn lưu giữ, nhưng ít người chơi được.

Tuổi đôi mươi, ông Chảnh học từ những người lớn tuổi và bạn bè về cách chơi các nhạc cụ truyền thống, dần thông thạo.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 5

Nhạc cụ truyền thống của hai dân tộc này gồm cồng, chiêng, trống, khèn bè, đàn môi (làm bằng đồng hoặc tre), đàn ta lư, thanh la, tù và, ta ngát...

Các loại nhạc cụ sử dụng trong nhiều lễ hội và đời sống hàng ngày như lễ mừng lúa mới, đâm trâu, a riêu ping (lễ bốc mả), đám cưới, đám giỗ...

Nhạc cụ truyền thống của hai dân tộc này gồm cồng, chiêng, trống, khèn bè, đàn môi (làm bằng đồng hoặc tre), đàn ta lư, thanh la, tù và, ta ngát...

Các loại nhạc cụ sử dụng trong nhiều lễ hội và đời sống hàng ngày như lễ mừng lúa mới, đâm trâu, a riêu ping (lễ bốc mả), đám cưới, đám giỗ...

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 6

Lớn tuổi, chơi thông thạo các loại nhạc cụ và biết cách tổ chức dàn nhạc, ông Chảnh truyền dạy theo kiểu "cầm tay chỉ việc". Khiếu hài hước của ông khiến học viên thích thú.

Lớn tuổi, chơi thông thạo các loại nhạc cụ và biết cách tổ chức dàn nhạc, ông Chảnh truyền dạy theo kiểu "cầm tay chỉ việc". Khiếu hài hước của ông khiến học viên thích thú.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 7

Cồng, chiêng là loại nhạc cụ quan trọng nhất trong đời sống âm nhạc của người Vân Kiều, Pa Kô.

Ngoài ông Chảnh, nhiều người lớn tuổi cũng được mời đến để truyền dạy. Người học phần lớn tiếp xúc với các loại nhạc cụ này trong đời sống hàng ngày từ lúc nhỏ tuổi nên nhiều người cũng biết cách chơi.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hướng Hóa, cho hay lớp học trước hết để người bản địa có ý thức cao hơn trong việc gìn giữ bản sắc và văn hóa truyền thống, sau đó mới đến truyền dạy cách chơi, nâng cao kỹ năng biểu diễn và tạo cơ hội giao lưu.

Cồng, chiêng là loại nhạc cụ quan trọng nhất trong đời sống âm nhạc của người Vân Kiều, Pa Kô.

Ngoài ông Chảnh, nhiều người lớn tuổi cũng được mời đến để truyền dạy. Người học phần lớn tiếp xúc với các loại nhạc cụ này trong đời sống hàng ngày từ lúc nhỏ tuổi nên nhiều người cũng biết cách chơi.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hướng Hóa, cho hay lớp học trước hết để người bản địa có ý thức cao hơn trong việc gìn giữ bản sắc và văn hóa truyền thống, sau đó mới đến truyền dạy cách chơi, nâng cao kỹ năng biểu diễn và tạo cơ hội giao lưu.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 8

Trống không thể thiếu trong các lễ hội, cuộc sống. Tùy từng sự kiện mà người chơi các nhịp nhanh chậm, lúc dồn dập, vội vã, lúc du dương, trầm lắng. Trống được hai người khiêng, mỗi người đánh một mặt.

Trống được làm từ da con bò già và gỗ mềm. Ngày trước, dùi đánh trống làm từ gỗ bọc vải, nay thay bằng dây cáp điện hoặc cáp viễn thông.

Trống không thể thiếu trong các lễ hội, cuộc sống. Tùy từng sự kiện mà người chơi các nhịp nhanh chậm, lúc dồn dập, vội vã, lúc du dương, trầm lắng. Trống được hai người khiêng, mỗi người đánh một mặt.

Trống được làm từ da con bò già và gỗ mềm. Ngày trước, dùi đánh trống làm từ gỗ bọc vải, nay thay bằng dây cáp điện hoặc cáp viễn thông.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 9

Ông Hồ Văn Pâng, 40 tuổi, cho biết chạy xe máy khoảng 40 km từ chỗ ở tại thị trấn Khe Sanh đến xã Lìa tham gia lớp học. Từ nhỏ, ông Pâng đã biết chơi một số nhạc cụ và thường xuyên học hỏi từ những người đi trước. Lớp học này là cơ hội để ông biết thêm nhiều người chung đam mê, từ đó trau dồi thêm.

Cùng với số lượng người chơi ngày càng ít, người làm ra các nhạc cụ này còn ít hơn. Hiện chỉ còn cụ ông 90 tuổi làm được khèn bè, một gia đình làm được trống, còn cồng chiêng mua ở các làng nghề đúc đồng.

Ông Hồ Cu Chảnh cho biết làm các nhạc cụ này tốn thời gian, công sức nhưng ít mang lại giá trị kinh tế nên người trẻ không thích.

Ông Hồ Văn Pâng, 40 tuổi, cho biết chạy xe máy khoảng 40 km từ chỗ ở tại thị trấn Khe Sanh đến xã Lìa tham gia lớp học. Từ nhỏ, ông Pâng đã biết chơi một số nhạc cụ và thường xuyên học hỏi từ những người đi trước. Lớp học này là cơ hội để ông biết thêm nhiều người chung đam mê, từ đó trau dồi thêm.

Cùng với số lượng người chơi ngày càng ít, người làm ra các nhạc cụ này còn ít hơn. Hiện chỉ còn cụ ông 90 tuổi làm được khèn bè, một gia đình làm được trống, còn cồng chiêng mua ở các làng nghề đúc đồng.

Ông Hồ Cu Chảnh cho biết làm các nhạc cụ này tốn thời gian, công sức nhưng ít mang lại giá trị kinh tế nên người trẻ không thích.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 10

Tranh thủ giờ ra chơi, nhiều học sinh tiểu học đến xem ông cha chơi cồng chiêng, nhạc cụ.

Tranh thủ giờ ra chơi, nhiều học sinh tiểu học đến xem ông cha chơi cồng chiêng, nhạc cụ.

Lớp học đánh cồng chiêng của người Vân Kiều, Pa Kô - ảnh 11

Anh Hồ Văn Ngởi, 32 tuổi, trú xã Lìa, chia sẻ: "Là người con của núi rừng, đang sống ở vùng văn hóa lâu đời, nhưng dần mai một khiến tôi rất trăn trở. Bản sắc là linh hồn sống của bản làng, các già làng rất tâm huyết truyền dạy nên chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi".

Anh Hồ Văn Ngởi, 32 tuổi, trú xã Lìa, chia sẻ: "Là người con của núi rừng, đang sống ở vùng văn hóa lâu đời, nhưng dần mai một khiến tôi rất trăn trở. Bản sắc là linh hồn sống của bản làng, các già làng rất tâm huyết truyền dạy nên chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi".

Hoàng Táo