Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt

Du lịch 05/02/2023 - 08:59

Lễ khai ấn đền Trần được duy trì tổ chức hằng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống của dân tộc.

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 1 Các cụ cao niên thực hiện nghi lễ dâng hương trước giờ khai ấn. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Đêm 4/2 (14 tháng Giêng), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần-chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn đền Trần Xuân Quý Mão năm 2023.

Đây là một tập tục cổ được duy trì hằng năm để tưởng nhớ công đức của các vua Trần; đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.

Đọc diễn văn tại Lễ khai ấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định Phạm Duy Hưng khẳng định công lao to lớn của vương triều nhà Trần - một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên-Mông. Các vua Trần đã có công khai sông, lấn biển, mở mang bờ cõi, xây dựng quê hương đất nước, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

[Nam Định: Đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ khai ấn đền Trần]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định nhấn mạnh, Lễ khai ấn được duy trì tổ chức hằng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người Nam Định, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh và thành phố Nam Định.

Nghi lễ khai ấn được thực hiện tại ban thờ Trung thiên, đền Thiên Trường với 14 cụ cao niên trong dòng họ Trần tại làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng). Những lá ấn này sau đó được dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng. Sau khi hoàn thành nghi lễ khai ấn, từ 23 giờ 55 phút, cửa đền mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ ngày 15 tháng Giêng bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghi lễ khai ấn đền Trần với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị. Ấn của nhà Trần khắc chữ “Trần triều điển cố” và “Tích phúc vô cương." Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 2 Các đại biểu dự lễ Khai ấn. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa đền Trần-chùa Tháp, cho biết Lễ khai ấn năm nay diễn ra đúng vào dịp cuối tuần nên lượng người dân và du khách thập phương đến với đền Trần rất đông, Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự để lễ hội diễn ra an toàn. Về với đền Trần, du khách không chỉ thỏa mãn ước nguyện cầu may, cầu phúc mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, các tài liệu, hiện vật thời Trần, tư liệu quý về 14 vị vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần…

Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, để bảo đảm an toàn cho Lễ khai ấn, Ban Tổ chức đã lập hàng rào an ninh cách xa khu vực kiệu ấn đi qua để tránh trường hợp người dân cố tình ném tiền vào kiệu tạo nên hình ảnh phản cảm.

Công an tỉnh Nam Định đã tăng cường gần 2.000 cán bộ, chiến sỹ bảo vệ an toàn cho Lễ khai ấn nên tình hình an ninh trật tự trong và ngoài khu vực đền Trần được đảm bảo, không xảy tình trạng lộn xộn.

Để tránh ùn tắc giao thông, lực lượng chức năng cũng tổ chức phân luồng từ xa đối với các phương tiện đi qua địa bàn thành phố Nam Định trong dịp diễn ra Lễ khai ấn, phát ấn.

Thượng tá Nguyễn Nam Trung, Trưởng Công an thành phố Nam Định cho hay năm nay, diện tích khuôn viên đền Trần được mở rộng, bên cạnh một số hạng mục chưa hoàn thành còn có hồ nước sâu tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nên ban tổ chức đã lên phương án cứu nạn, cứu hộ phòng ngừa đuối nước.

Lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm hành vi trộm cắp, móc túi, gây rối trật tự công cộng; khuyến cáo du khách thập phương chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19./.

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 3

    Năm nay, không gian Lễ hội Khai ấn đền Trần được mở rộng với khu quảng trường trung tâm thuộc giai đoạn 1 của dự án Khu di tích lịch sử Văn hóa Trần đã hoàn thành. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 4

    Từ sáng sớm 4/2, người dân địa phương và du khách đã kéo về đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 5

    Chuẩn bị kiệu cho nghi lễ rước Kiệu ấn, sẽ diễn ra từ 22h40 đến 23h10. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 6

    Năm nay, Lễ hội Khai ấn đền Trần được khôi phục sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19 và tổ chức cơ bản đầy đủ nhất các hoạt động lễ hội truyền thống. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 7

    Ban tổ chức thiết lập 5 vòng an ninh với các phương án đảm bảo về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ... (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 8

    Người dân địa phương đến đền Trần từ sớm ngày 4/2 để dâng hương, dâng lễ. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 9

    Người dân địa phương và du khách đổ về đền Trần (phường Lộc Vương, thành phố Nam Định) từ khá sớm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 10

    Người dân địa phương và du khách đến đền Trần từ khá sớm để dâng hương, dâng lễ. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 11

    Ban tổ chức dán biển chỉ dẫn cho người dân và du khách thập phương đến lễ hội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 12

    Người dân địa phương và du khách sắp lễ đến đền Trần từ sáng sớm 4/2. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 13

    Người dân địa phương và du khách sắp lễ đến đền Trần. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

  • Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 14

    Người dân địa phương và du khách sắp lễ đến đền Trần từ sáng sớm 4/2 để cầu một năm mới mạnh khỏe, an khang và hạnh phúc. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 15 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 16 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 17 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 18 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 19 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 20 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 21 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 22 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 23 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 24 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 25 Khai ấn đền Trần - nét đẹp đầu Xuân trong văn hóa Việt - ảnh 26
Công Luật (TTXVN/Vietnam+)