Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng kim chi

Thế giới 29/09/2022 - 17:35

Thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại nặng nề cho mùa vụ cải thảo ở Hàn Quốc, khiến giá mặt hàng này tăng vọt và nguồn cung thiếu hụt trầm trọng

Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng kim chi - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Ảnh: Getty Images

Theo đài RT (Nga), người dân Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng giá kim chi tăng vọt, sau khi nắng nóng khắc nghiệt và mưa lũ quét sạch phần lớn cây cải thảo của đất nước, khiến món cải thảo muối trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều và ngày càng khó mua.

Theo dữ liệu từ truyền thông Hàn Quốc, giá cải thảo, nguyên liệu chính làm món kim chi, đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua. Giá cải thảo đã tăng tới 41% chỉ trong tháng trước, lên khoảng 3.300 won ( 55.000 đồng)/kg. Công ty Thực phẩm và Nông sản Hàn Quốc cho biết giá củ cải trắng được sử dụng để làm một loại kim chi phổ biến khác cũng tăng mạnh hơn năm ngoái, tăng 146% trong năm qua, lên hơn 2.800 won (47.000 đồng)/kg.

Tình trạng cải thảo tăng giá mạnh diễn ra trong bối cảnh người Hàn Quốc đang đối mặt với lạm phát cao kỷ lục và chuẩn bị bước vào mùa làm kim chi truyền thống hàng năm. Vào tháng 11, các gia đình thường làm kim chi để dự trữ trong những tháng mùa đông. Đài Arirang News dẫn lời Hong Seong-jin, cư dân Seoul, chia sẻ: “Mỗi lần đi chợ, tôi lại thấy giá rau củ quả tăng lên”.

Khi chi phí làm kim chi tại nhà tăng vọt, người tiêu dùng ngày càng muốn chuyển sang mua kim chi thương mại do các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, lượng hàng nhập cho các siêu thị đã giảm khoảng phân nửa so với mức bình thường, trong khi mặt hàng kim chi hoàn toàn biến mất khỏi các cửa hàng trực tuyến, YTN News đưa tin tuần trước.

Các nhà sản xuất kim chi lớn, bao gồm Daesang và CheilJedang, đã tăng giá sản phẩm thêm 10-11% và dự kiến ​​sẽ còn tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Nhiều người tiêu dùng gọi kim chi là “geumchi”, ám chỉ món ăn này đắt như vàng.

Thậm chí, các nhà hàng bắt đầu phụ thu giá kim chi thay vì cung cấp miễn phí cho thực khách như trước. Chẳng hạn, một nhà hàng bán gà ở Seoul thu thêm 3.000 won (50.000 đồng) cho một phần nhỏ kim chi. Ông giải thích một cây cải thảo có giá gấp ba lần giá một con gà sống.

ADVERTISEMENT

Chỉ số giá tiêu dùng ở Hàn Quốc vào tháng 8 tăng 5,7% so với một năm trước đó sau khi leo lên mức 6,3% trong tháng 7 và cũng là mức cao kỷ lục trong 24 năm. Giá thực phẩm thậm chí còn tăng cao hơn, hơn 8% so với một năm trước đó trong 2 tháng liên tiếp.

Không chỉ kim chi, giá một số loại thực phẩm phổ biến khác của Hàn Quốc cũng tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Chẳng hạn, giá gà rán đã tăng 11,4% vào tháng 7. Theo Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc, giá trung bình của gimbap, món cơm cuộn rong biển nổi tiếng, đã tăng 11,5%, lần đầu tiên vượt mức 3.000 won. Chỉ vài năm trước đây, gimbap thường được bán với giá chỉ 1.000 won tại một số quán ăn ở Seoul. Một suất mì jajangmyeon, hay mì tương đen, hiện có giá trung bình 6.300 won, tăng 15,3% so với năm ngoái.

WHO kêu gọi châu Á-Thái Bình Dương chủ động ứng phó với làn sóng dịch mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị này ngày 3/12.

Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng kim chi - ảnh 2
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 11 vừa qua và WHO đã xác định đây là biến thể đáng lo ngại. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập dữ liệu về khả năng lây truyền và tình trạng bệnh nếu nhiễm Omicron.

ADVERTISEMENT

Đến nay, biến thể này đã xuất hiện ở khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước châu Á- Thái Bình Dương như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Ấn Độ, bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của Omicron trong tuần này. Nhiều nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về đi lại quốc tế để giảm thiểu nguy cơ biến thể xâm nhập.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 3/12, Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Á- Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng các biện pháp kiểm soát biên giới có thể giúp kéo dài thời gian nhưng mỗi quốc gia và mỗi cộng đồng cần chủ động chuẩn bị ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới. Ông Kasai nhấn mạnh các nước không nên chỉ dựa vào các biện pháp kiểm soát biên giới mà quan trọng nhất là chuẩn bị để ứng phó với khả năng lây lan nhanh của biến thể. Các thông tin nghiên cứu về Omicron đến nay cho thấy chưa cần thay đổi cách tiếp cận phòng chống dịch hiện nay.

Quan chức WHO nhấn mạnh các nước cần tận dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ các đợt bùng phát dịch trước đó, đặc biệt là đợt bùng phát biến thể Delta. Ông Kasai kêu gọi các nước đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho các nhóm dễ tổn thương và triển khai các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Hàn Quốc triển khai '4 tuần phòng chống dịch đặc biệt' Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 3/12, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương để thảo luận các biện pháp phòng dịch mới trong bối cảnh nước này đã...

Chia sẻ