Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge

Khoa Học 19/08/2022 - 12:30

TTO - Stonehenge được thực hiện từ trong vòng 1400 năm sử dụng sức người và các công cụ lao động thô sơ vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến thời kỳ đồ đồng (khoảng năm 3100 đến năm 2000 trước CN). Di tích này được xây dựng ở miền nam nước Anh.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 1 Phóng to
Stonehenge nhìn từ trên cao

Quy mô khủng khiếp của công trình

Theo nhiều tài liệu thì người ta phải trải qua 3 giai đoạn chính để hoàn thành được Stonehenge. Thời gian xây dựng được chia như sau: giai đoạn 1 (khoảng năm 2950 đến 2900 trước CN), giai đoạn 2 (năm 2900 đến năm 2400 trước CN) và giai đoạn 3 (năm 2550 đến năm 1600 trước CN). Trong đó giai đoạn 3 lại chia thành 6 giai đoạn nhỏ hơn nữa.

Giai đoạn 1 (2950-2900 tr.CN): trong giai đoạn này người ta đào một hào có đường kính 110 mét và lấy đất này tạo thành 2 mô đất 2 bên rãnh với lối vào chính ở phía đông bắc và lối phụ ở phía chính nam. Để hoàn thành công việc này người ta chỉ sử dụng sừng nai. Sau này trong rãnh, người ta tìm được nhiều xương nai và bò có niên đại lâu đời hơn sừng nai mà người ta đã dùng.

Giai đoạn 2 (2900-2400 tr.CN): Bên trong bờ đất, một vòng tròn những lỗ có đường kính 1 mét (gọi là Những lỗ Aubrey) được đào với mục đích để các trụ gỗ. Ngày nay các cột gỗ đã không còn và với những gì còn sót lại, người ta không thể hình dung dược các cột này đã được chạm trổ hay vẽ những gì. Trong những lỗ này các nhà khảo cổ còn tìm được một số tro hài cốt của người xưa.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 2 Phóng to
Phần chính của Stonehenge

Giai đoạn 3 (2550-1600 tr.CN):

- Phần 1: Có lẽ trong thời gian này, những cột gỗ đã bị dở đi và ở trung tâm của vòng tròn, người ta đào nhiều lỗ theo hình 2 lưỡi liềm đồng tâm (gọi là "Các lỗ Q và R"). Trong những lỗ này dựng lên các tảng đá lửa (gọi là Những tảng đá xanh) được lấy từ đồi Preseli, cách Stonehenge 250 km (theo hệ thống đường ngày nay). Những tảng đá lửa này cao 2 mét, rộng từ 1 đến 1,5 mét và dày 0,8 mét.

- Phần 2: Bên ngoài người ta dựng lên một vòng tròn khép kín (gọi là Vòng tròn sa thạch) có đường kính 33 mét gồm những tảng đá dựng đứng đỡ 30 tảng đá nằm ngang. Để kiến trúc này được chắc chắn, người ta đã đẽo mộng cho những tảng đá này và khớp chúng vào với nhau. Mỗi tảng đá nặng khoảng 25 tấn. Tuy hiện nay không có một vòng tròn kín nhưng các nhà khảo cổ tin rằng phần này của công trình đã bị bỏ dở chứ không phải do hư hại.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 3 Phóng to
Một phần của Vòng tròn sa thạch

Đây là những tảng sa thạch, được lấy cách đó 30 km, rộng 2 mét, cao 4 mét (tính từ mặt đất) và dày 1 mét. Khoảng cách giữa 2 tảng đá đứng dao động từ 1-1,4 mét. Đây là phần dễ nhận biết nhất của Stonehenge.

Trong giai đoạn này người ta đã dở bỏ các tảng đá đặt vào "Các lỗ Q và R" nói ở trên và thay bằng 5 cấu trúc gồm 2 tảng đá dựng đứng đỡ 1 tảng đá nằm ngang xếp theo hình móng ngựa, mỗi tảng nặng 50 tấn.

Chúng được xếp đối xứng nhau trong đó cấu trúc lớn nhất nằm ở trung tâm (7,5 mét), cấu trúc thấp nhất là 6 mét. Phần ngửa của móng ngựa hướng về phía đông bắc, hướng vào chính của di tích. Hiện nay chỉ còn lại 3 cấu trúc này.

Ở chính giữa móng ngựa này, ngay trước cấu trúc cao nhất, có một tảng đá nằm, dài 4,9 mét, rộng 1 mét và dày 0,5 mét (gọi là Đá thờ). Hiện nay có 2 tảng đá đã ngã nằm đè lên nó. Theo một số người thì lúc ban đầu Đá thờ cũng được đặt dựng đứng.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 4 Phóng to Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 5

- Phần 3: Có lẽ trong giai đoạn này Những tảng đá xanh được dựng lên trở lại. Tuy nhiên có lẽ nó lại bị dở đi một lần nữa.

- Phần 4: "Những tảng đá xanh" được xếp thành hình Oval bên trong các cấu trúc đá xếp theo hình móng ngựa (nói ở trên) và một vòng tròn "Những tảng đá xanh" xếp giữa "Vòng sa thạch" và các trúc đá xếp theo hình móng ngựa.

- Phần 5: Một phần trong "Những tảng đá xanh" xếp theo hình Oval được dở đi để nó đúng khớp với hình móng ngựa của các cấu trúc đá xếp chồng.

- Phần 6: 2 vòng tròn gọi là (vòng tròn Y và Z) gồm nhiều lỗ được đào bên ngoài "Vòng tròn sa thạch". Trong đó vòng tròn Z cách mép của "Vòng tròn sa thạch" 2 mét còn vòng tròn Y cách 5 mét. Những lỗ này chưa bao giờ được đặt đá vào.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 6 Phóng to Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 7
Đá gót chân 2 trong số 5 cấu trúc 3 tảng đá chồng lên nhau

Cũng trong giai đoạn 3 nhưng không rõ phần nao, ngay sát trong bờ trong của mô đất trong cùng, người ta đặt 4 tảng đá (gọi là Đá đồn). Xung quanh 2 trong 4 tảng đá này có hào có đường kính từ 10-12 mét xung quanh. Lúc đầu người ta lầm tưởng đây là mộ của ai đó nhưng thực chất không phải.

Ở ngay lối vào chính có một tảng đá lửa (gọi là Đá tàn sát), dài 4,9 mét, đúng bằng khoảng cách giữa hào và mô đất bên trong.

Đường vào chính có 2 hàng đá xếp hai bên, cuối đường này là một tảng sa thạch cao 4,88 mét (sau khi đã trừ phần chôn dưới đất 1,22 mét) (gọi là Đá gót chân). Xung quanh Hòn đá gót chân cũng có hào với đường kính 10 mét.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Quần thể đá chồng Stonehenge - ảnh 8 Phóng to
Chú thích: 1. Đá thờ; 2&3. Đá đồn với vòng hào bao quanh; 4. Đá sát thủ; 5. Đá gót chân; 6. 2 trong số 4 Đá đồn; 7. Mô đất trong; 8. Hào; 9. Mô đất ngoài; 10. Đường vào chính; 11. Vòng tròn nhiều lỗ Y; 12. Vòng tròn nhiều lỗ Z; 13. Vòng tròn những lỗ Aubrey; 14. Lối vào phụ phía nam. Những chấm xanh là Những tảng đá xanh đã bị dở đi. Phần màu tím là Vòng tròn sa thạch và 5 kết cấu 3 tảng đá chồng lên nhau.

Cách xây dựng và mục đích công trình

Có một số giả thiết cho rằng sông băng đã đưa những tảng đá này đến đây. Nhưng đa số còn lại đồng ý với giả thiết con người đã đem nó đến đây bằng các khúc gỗ tròn lăn và dây thừng. Một số hình dang của công trình còn được tìm thấy tại một số nơi khác tại bán đảo Scandinavi và nước Anh.

Dù rằng ngày nay người ta thường đến Stonehenge vào mùa hè nhưng các nhà khảo cổ cho rằng tổ tiên chúng ta thường đến đây vào mùa đông.

Tia nắng đầu tiên sẽ chiếu thẳng vào trung tâm của Stonehenge, đây có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vì thế nhiều người tin rằng Stonehenge là một trạm thiên văn dùng để dự đoán nhật thực và các hiện tượng khác. Một số khác thì cho rằng Stonehenge là trạm tế thần mặt trời (một số xương và răng heo đã được tìm thấy tại đây vào tháng 12 và tháng 1).