Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Đây là mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng nhất

Gia đình 06/10/2022 - 00:13

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng phát triển và thay đổi theo thời gian. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái cũng vậy, ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những khuôn mẫu khác nhau.

Với sự phổ biến của tâm lý học, ngày càng nhiều người bắt đầu chú ý đến mối quan hệ cha mẹ - con cái trong quá trình nuôi dạy con. Tất nhiên, đây là một tín hiệu tốt. Nhưng như thế nào là mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng?

Không có câu trả lời chuẩn nhất, tuy nhiên, các phụ huynh có thể tham khảo những gợi ý sau đây từ các nhà tâm lý học:

1. Các độ tuổi khác nhau, cách tiếp cận khác nhau

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, và mối quan hệ cha mẹ - con cái nên được nhìn nhận khác nhau. Winnicott - bác sĩ phân tâm chuyên trách về nhi đồng, một người gốc Anh sinh ra tại Ấn Độ nói: "Một người mẹ đủ tốt sẽ tiến lên nếu con cần và sẽ rút lui nếu cần rút lui". Trong giai đoạn đầu đời, mối quan hệ lý tưởng giữa cha mẹ và con cái phải là: Khi con cần thì cha mẹ ở đó, và tương tự, khi con không cần nữa, cha mẹ sẽ rút lui để trẻ dần thích nghi và tự lập.

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng phát triển và thay đổi theo thời gian. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái cũng vậy, ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những khuôn mẫu khác nhau.

Đây là mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng nhất - ảnh 1

Ở giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là khi muốn xây dựng cảm giác an toàn, trẻ cần được bầu bạn nhiều hơn, hôn nhiều hơn và ôm nhiều hơn. Nhưng không phải lúc nào những đứa trẻ cũng cần một người mẹ toàn năng 24/24. Cần nhớ, mối quan hệ thay đổi theo tuổi tác. Từng có một trường hợp sinh viên đã học đại học và vẫn không thể rời xa cha mẹ mình. Bất lực, mẹ cậu chỉ biết bỏ việc, thuê nhà gần trường đại học để tiện chăm sóc con mình.

2. Bình đẳng, khoan dung và tôn trọng

Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng, nghìn người sẽ có nghìn câu trả lời. Nhưng điều quan trọng nhất, theo các nhà tâm lý chính là bao dung lẫn nhau, tôn trọng nhau và coi nhau bình đẳng. 

Cha mẹ chấp nhận những cảm xúc nghịch ngợm của trẻ; tôn trọng sự tồn tại của trẻ với tư cách là một cá nhân và tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Đồng thời, con cái cũng bao dung những khuyết điểm của cha mẹ, rằng cha mẹ không phải là người siêu phàm thông thạo mọi việc, và chấp nhận rằng cha mẹ thỉnh thoảng sẽ mất bình tĩnh.

3. Mở lòng để giao tiếp nhiều hơn 

Mỗi người đều hiểu khác nhau về mối quan hệ lý tưởng. Tất nhiên, mối quan hệ mà cha mẹ hiểu sẽ khác với những gì trẻ hiểu, điều này đòi hỏi chúng ta phải giao tiếp nhiều hơn. Có thể cha mẹ cho rằng đó là sự lựa chọn tốt cho con cái, nhưng con cái lại cảm thấy cha mẹ là "người thừa" nên nảy sinh mâu thuẫn. Do đó, hãy mở lòng mình bất cứ lúc nào, giao tiếp với con và điều chỉnh hướng đi kịp thời.

4. Bớt kỳ vọng, bớt phụ thuộc

Trong cuốn sách "Gặp gỡ trong tình yêu" có mô tả về một mối quan hệ cha mẹ - con cái tuyệt vời nhất: "Đừng có những kỳ vọng không phù hợp với lứa tuổi đối với con cái, và đừng để con cái có những phụ thuộc với cha mẹ không phù hợp với lứa tuổi". Vì vậy, mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt nhất là làm những điều đúng đắn ở độ tuổi thích hợp.

Những đứa trẻ có thành tích tốt luôn được sinh trưởng và dạy dỗ bởi những cha mẹ có mục tiêu cao, có sự kỳ vọng vào trẻ. Nhưng cũng có không ít đứa trẻ trở nên mất tự tin, thất bại, không tìm thấy chính mình, và điểm cuối là không thể hạnh phúc khi chúng không làm đúng như cha mẹ kỳ vọng.

Đây là mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng nhất - ảnh 2

Cách tốt nhất dành cho con là kỳ vọng trong khả năng để thúc đẩy sự phát triển và nỗ lực phấn đấu của trẻ, thay vì tạo áp lực không đáng có. Cha mẹ sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt của con, tin tưởng và cho phép con được là chính mình, hỗ trợ con trong những lúc khó khăn nhất.

Bên cạnh đó, những bậc cha mẹ khôn ngoan luôn biết "buông" đúng lúc để con học cách tự lập, bớt phụ thuộc. Cha mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn con hình thành suy nghĩ và thực hiện lối sống tự lập. 

Trẻ có thể bắt đầu làm những việc trong khả năng như: Dọn dẹp nhà cửa, nấu món ăn đơn giản, chăm sóc cây cảnh,… Điều này không chỉ giúp trẻ trở nên tự lập mà còn khiến trẻ thêm hiểu giá trị bản thân, cảm thấy hạnh phúc vì được làm việc có ích.

Theo Tâm lý học Zhizhen