Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Cuộc chiến “giải cứu” rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula

Thế giới 09/06/2023 - 13:40

Một loạt ngân hàng Brazil vừa cam kết không cấp tín dụng cho những công ty chế biến thịt thu mua gia súc từ các khu vực bị phá rừng trái phép.

Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt nỗ lực chính phủ tổng thống Lula đang tiến hành nhằm cứu rừng Amazon khỏi sự tàn phá vô tội vạ.

ADVERTISEMENT

Những nỗ lực mới nhất…

Quy định trên nằm trong bộ tiêu chuẩn phát triển bền vững do FEBRABAN, liên đoàn ngân hàng Brazil, ban hành hôm 31/5. Theo đó, để có được tín dụng từ các ngân hàng, những công ty chế biến thịt sẽ phải đảm bảo rằng họ không mua gia súc – trực tiếp hoặc gián tiếp – ở các khu vực phá rừng bất hợp pháp.

Cuộc chiến “giải cứu” rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva quyết dẹp bỏ nạn phá rừng trái phép tại Brazil. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, các cơ sở g.iết mổ còn phải áp dụng hệ thống theo dõi để giám sát toàn bộ chuỗi cung ứng của mình ở khu vực Amazon và bang Maranhao trước tháng 12/2025. Yêu cầu này áp dụng cho cả nhà cung cấp trực tiếp và gián tiếp.

21 ngân hàng Brazil, bao gồm những tên t.uổi lớn như Itau Unibanco, Banco do Brasil, Bradesco, Santander và Caixa Economica Federal…, đã ký vào cam kết. FEBRABAN cho biết động thái này cũng sẽ đáp ứng quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới. Hồi tháng 12, EU yêu cầu các nhà xuất khẩu vào khối phải chứng minh những mặt hàng nông nghiệp, bao gồm thịt bò, đậu nành và cà phê… không góp phần vào nạn phá rừng.

Hiện tại, hai tập đoàn chế biến thịt hàng đầu của Brazil là JBS SA và Marfrig Global Foods SA đã cam kết ngừng mua gia súc từ các nhà cung cấp gián tiếp có liên quan đến nạn phá rừng bất hợp pháp tại Amazon, kể từ năm 2025. Nhiều công ty tương tự cũng tuyên bố sẽ không mua hàng trực tiếp từ các khu vực bị chặt phá trái phép.

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

Cuộc chiến “giải cứu” rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - ảnh 2
Hoạt động khai thác gỗ diễn ra với tốc độ chóng mặt khiến Amazon ngày càng bị thu hẹp. Ảnh: Reuters

ABIEC, tổ chức đại diện cho các nhà xuất khẩu thịt bò Brazil, đã bày tỏ sự thất vọng về quy định này khi lưu ý rằng các chủ đất không phải đối mặt với các yêu cầu tương tự khi tiếp cận các gói tài chính. “Điều quan trọng là các ngân hàng phải áp dụng những yêu cầu về môi trường giống nhau đối với tất cả các chủ tài khoản, bao gồm cả chủ sở hữu ở các khu vực nông thôn”, ABIEC tuyên bố trong một email gửi tới báo chí.

Tuy nhiên, tinh thần chung của ABIEC vẫn sẽ là hợp tác. ABIEC cho biết tới nay, họ đã từ chối hơn 20.000 chủ trang trại bán gia súc cho các công ty thành viên của hiệp hội do những cơ sở chăn nuôi này có vi phạm về môi trường.

Phá rừng tràn lan

Sự tàn phá và suy thoái của Amazon – rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đã xảy ra liên tục. Trải dài trên 8 quốc gia, Amazon bao phủ hơn 3 triệu km2 với khoảng một nửa trong số đó nằm ở Brazil, cũng là trung tâm của sự tàn phá.

ADVERTISEMENT

Báo Guardian (Anh) cho biết, các vệ tinh của chính phủ Brazil ghi nhận một phần rừng Amazon có diện tích kỷ lục 322 km2 đã bị “xóa sổ” vào tháng 2 năm nay. Con số này tăng 62% so với năm ngoái và là diện tích rừng bị phá lớn nhất trong một tháng kể từ khi nhà chức trách Brazil bắt đầu thống kê.

Cuộc chiến “giải cứu” rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - ảnh 3
Môi trường sống của nhiều cộng đồng thiểu số bản địa ở Amazon bị ảnh hưởng nặng nề vì nạn phá rừng. Ảnh: Reuters

Còn theo một cuộc điều tra khác cũng được Guardian tiến hành, hơn 800 triệu cây đã bị đốn hạ tại Amazon chỉ trong 6 năm để phục vụ nhu cầu thịt bò Brazil. Cuộc điều tra là một phần của dự án “Forbidden Stories’ Bruno and Dom” nhằm tiếp tục công việc của Bruno Pereira – một chuyên gia về người bản địa Brazil, và Dom Phillips – một nhà báo từng là cộng tác viên lâu năm của tờ Guardian. Cả hai đã b.ị g.iết ở Amazon năm ngoái và người ta tin rằng, thủ phạm chính là những kẻ phá rừng.

Nạn phá rừng trên khắp Brazil đã tăng vọt từ năm 2019 đến năm 2022 dưới thời tổng thống lúc bấy giờ là Jair Bolsonaro. Dù việc chăn nuôi gia súc là nguyên nhân số 1 nhưng các hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt, góp phần làm tổn thương nghiêm trọng rừng Amazon.

ADVERTISEMENT

“Từ mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới đến ngành công nghiệp chăn nuôi g.iết mổ hơn 6 triệu gia súc mỗi năm”, dự án điều tra giữa Guardian và Forbidden Stories phân tích. “Vùng đất đa dạng sinh học nhất thế giới, nơi được xem như “lá phổi của hành tinh” giờ đây cũng là vùng đất của những công xưởng. Các doanh nghiệp là nguồn tăng trưởng kinh tế và việc làm cho cộng đồng. Nhưng họ đang hoạt động trong một môi trường đặc biệt – khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và một bể chứa carbon quan trọng của hành tinh – và điều này tạo ra những thách thức khó lường”.

Sử dụng hồ sơ các công ty, dữ liệu tài chính và nghiên cứu khoa học, những nhà phân tích của Guardian ước tính được giá trị hàng hóa khổng lồ “đi ra” từ Amazon, bao gồm từ khai thác vàng, quặng sắt và bauxite, chăn nuôi gia súc, trồng đậu nành, sản xuất bột giấy và khai thác gỗ… từ đó phác thảo bức tranh u ám về khu rừng đang kêu cứu.

Một ví dụ sống động là công ty khai khoáng Vale của Brazil. Kể từ năm 2010 đến nay, chỉ riêng Vale đã khai thác hơn 4 tỷ tấn quặng sắt từ mỏ Carajas, ở bang Para (phía bắc Brazil), trị giá 220 tỷ USD. Khu mỏ sắt lớn nhất thế giới này lọt giữa Rừng quốc gia Carajas, khu bảo tồn sinh học nằm ở phía đông nam rừng Amazon. Para cũng là quê hương của Alunorte, nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, tạo ra doanh thu khoảng 15,3 tỷ USD kể từ năm 2014.

Lĩnh vực khai mỏ cho đến nay vẫn là hoạt động sinh lợi nhất về mặt tài chính của Amazon và điều đáng nói, tất cả những dự án khai khoáng ấy đều hợp pháp. Mauricio Angelo, người sáng lập Tổ chức Mining Observatory, cho biết diện tích khai thác công nghiệp hợp pháp ở Brazil đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 1985. Theo ông Angelo, việc mở rộng này, bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, nhà máy thủy điện, cảng, đường sắt) mang lại những rủi ro lớn về môi trường và đe dọa tới sự tồn vong của các dân tộc thiểu số trong khu vực.

ADVERTISEMENT

Trong khi đó, một báo cáo do Hội đồng Khoa học về Amazon (SPA) công bố hồi năm 2021 cho biết, khoảng 17% diện tích rừng Amazon – tức là rộng gấp 2 lần nước Đức – đã được chuyển đổi thành là các trang trại gia súc, những khu mỏ hoặc cánh đồng canh tác rộng lớn trong nửa thế kỷ qua.

Theo Carlos Nobre, nhà khoa học khí hậu nổi tiếng người Brazil, nếu nạn phá rừng đạt 20 đến 25% diện tích của Amazon, “những dòng sông bay” – những đám mây mưa tái tạo độ ẩm của chính khu rừng – sẽ yếu đi đủ để khu rừng không thể tự duy trì sự sống. Khi đó, hầu hết lưu vực sông Amazon ở miền nam Brazil, nơi tạo ra 70% GDP của đất nước, sẽ trở thành những xavan (trảng cỏ), chỉ trong vài thập kỷ.

Gió đang đảo chiều

Vận may của Amazon phụ thuộc vào những chính phủ nắm quyền. Từ năm 2004 đến năm 2012, Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, và chính quyền kế nhiệm do bà Dilma Rousseff lãnh đạo, đã có nhiều nỗ lực chống lại nạn phá rừng. Ghi nhận từ Tổ chức Amazon Monitoring cho thấy, hoạt động phá rừng tại Brazil giảm 84% trong giai đoạn từ 2010 đến 2014, một thành tích đáng ngưỡng mộ ngay cả khi so sánh với bất kỳ quốc gia nào khác.

ADVERTISEMENT

Cuộc chiến “giải cứu” rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - ảnh 4 ADVERTISEMENT
Bãi khai thác vàng trái phép mọc lên như nấm tại Amazon. Ảnh: EURACTIV

Nhưng sau đó, tiến trình đã bị đảo ngược dưới sự thời Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro. Việc khai thác tài nguyên và trồng trọt trên đất rừng một cách bất hợp pháp đã gia tăng chóng mặt khi nguồn ngân sách cho các cơ quan môi trường bị cắt giảm và nhiều biện pháp bảo vệ bị dỡ bỏ. Chỉ trong 3 năm ông Bolsonaro lãnh đạo đất nước, một diện tích rừng lớn hơn cả nước Bỉ đã bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp hay những khu mỏ.

Khi trở lại nắm quyền vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Lula đã hứa sẽ chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon. Một trong các quyết định đầu tiên ở nhiệm kỳ mới của ông Lula là khôi phục quyền hạn của Viện Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên tái tạo Brazil (Ibama). Đây là cơ quan bảo vệ môi trường chuyên trách của chính phủ, để chống lại nạn phá rừng bất hợp pháp, nhưng đã bị làm suy yếu dưới thời ông Bolsonaro.

Tổng thống Lula cũng hủy bỏ một chính sách khuyến khích khai khoáng trên các vùng đất được bảo vệ của người bản địa do người tiền nhiệm ban hành. Bên cạnh đó, ông đã giải phóng Quỹ Amazon trị giá hàng tỷ USD do Na Uy và Đức tài trợ để hỗ trợ các dự án bền vững, củng cố cam kết chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon.

Tất nhiên, hành trình “giải cứu Amazon” còn nhiều chông gai, minh chứng là diện tích rừng bị tàn phá vẫn tăng lên vào tháng 2 và tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng có thể lạc quan rằng “gió sẽ đảo chiều”, bởi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu – đặc biệt là chống nạn phá rừng – đang được xem là ưu tiên cao nhất đối với chính phủ của Tổng thống Lula.

ADVERTISEMENT

Trong phát biểu mới đây, ông Lula tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường nhân lực cho cơ quan chấp pháp để xử lý và trừng phạt các hoạt động khai thác vàng, khai thác gỗ và trồng trọt trái phép tại Amazon. Ông cũng sẽ thành lập một bộ dành cho người bản địa để những cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất “có cơ hội nói lên tiếng nói của riêng họ”.

Trên bình diện quốc tế, ông Lula đang vận động để Hội nghị khí hậu COP30 diễn ra năm 2025 được tổ chức ở Brazil, ngay tại khu vực Amazon, nhằm giúp thế giới thực sự hiểu được tầm quan trọng của khu rừng với hành tinh này. Và khi Brazil chủ trì cuộc họp G20 vào năm 2024, khí hậu cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Những lời hứa về tài chính khí hậu trị giá 100 tỷ USD cần được làm rõ bởi ông Lula cho rằng, các quốc gia giàu có phải thực hiện những cam kết của họ từ COP15 tại Copenhagen.

“Sẽ không có an ninh khí hậu cho thế giới nếu không có một Amazon được bảo vệ. Brazil sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để không còn nạn phá rừng và suy thoái quần xã sinh vật”, Tổng thống Lula nhấn mạnh.

Bước khởi đầu của hành trình trở lại quỹ đạo phát triển Sau chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử vòng 2 diễn ra hồi cuối tháng 10/2022, Tổng thống đắc cử Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chính thức nhậm chức ngày 1/1 trong buổi lễ được tổ chức tại thủ đô Brasilia với sự tham gia...

Chia sẻ