Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Công nghệ e-Power của Nissan - bước đệm phù hợp cho người Việt

Xe 04/10/2022 - 23:34

Công nghệ e-Power giúp những chiếc xe của Nissan vẫn sử dụng động cơ đốt trong, nhưng cung cấp nguồn điện cho motor điện vận hành.

Nissan Kicks sắp được ra mắt tại Việt Nam và hứa hẹn tạo nên sự khác biệt bởi công nghệ vận hành không giống xe động cơ đốt trong hay xe điện đã có trên thị trường. Để làm rõ thêm về công nghệ này, Zing News có cuộc phỏng vấn PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ôtô, Đại học Bách khoa Hà Nội.

- PGS nhìn nhận thế giới đang tiến nhanh như thế nào trong việc chuyển từ ôtô sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện?

- Ôtô điện, tăng trưởng trung bình hàng năm 60% trong giai đoạn 2014-2019, đạt tổng cộng 7,2 triệu xe vào năm 2019. Ngay cả giai đoạn 2019-2022, chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và thị trường ôtô toàn cầu giảm xuống thì thị trường ôtô điện vẫn ghi nhận sự phát triển. Hơn 16,5 triệu ôtô điện đã có mặt trên đường vào năm 2021, tăng hơn 2 lần chỉ sau 3 năm. Doanh số bán ôtô điện chiếm 9% thị trường ôtô toàn cầu vào năm 2021, tức là thị phần xe điện đã tăng 4 lần so với năm 2019.

Công nghệ e-Power của Nissan - bước đệm phù hợp cho người Việt - ảnh 1

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ôtô, Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Theo ông, vì sao thế giới tỏ ra “vội vàng” trong việc chuyển từ xe xăng hay diesel sang ôtô điện?

- Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới năm 2021 công bố ngày 22/3/2022 tại Goldach, Thụy Sĩ cho thấy không một quốc gia nào đáp ứng hướng dẫn chất lượng không khí hàng năm PM2.5 mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Báo cáo phân tích các phép đo ô nhiễm không khí PM2.5 từ các trạm quan trắc không khí tại 6.475 thành phố của 117 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ô nhiễm dạng hạt mịn, được gọi là PM2.5, thường được chấp nhận là chất ô nhiễm không khí có hại nhất, được giám sát rộng rãi và được phát hiện là một yếu tố chính gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe như hen suyễn, đột quỵ, các bệnh tim và phổi. PM2.5 dẫn đến hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OEDC, năm 2014 toàn cầu có 3,5 triệu người chết liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời. Con số này còn lớn hơn cả số người chết liên quan đến nghèo đói và ô nhiễm nguồn nước. 50% ô nhiễm không khí ngoài trời tại các nước thành viên OECD do vận tải đường bộ và xe diesel là nguyên nhân chính.

Bên cạnh đó, dưới áp lực cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch và giá xăng dầu tăng cao, thế giới đòi hỏi phải có phương thức chuyển hóa các dạng năng lượng hiệu quả hơn. Chính bởi vậy, điện hóa các phương tiện giao thông vận tải là giải pháp hiệu quả nhất tại thời điểm hiện tại. Chính phủ các nước phát triển đã nhanh chóng thay thế các xe động cơ đốt trong bằng xe điện.

Công nghệ e-Power của Nissan - bước đệm phù hợp cho người Việt - ảnh 2

Điện hóa phương tiện giao thông là cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường, nhiên liệu hóa thạch…

- Trong bối cảnh này, các quốc gia như Việt Nam nên làm gì để thích ứng với việc chuyển từ xe xăng sang xe điện?

- Xe thuần điện đòi hỏi hạ tầng trạm sạc lớn, giá thành pin cũng cao nên cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ. Người tiêu dùng cũng phải thay đổi thói quen sử dụng xe, thời gian sạc lâu hơn, cung đường đi ngắn hơn.

Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, trong những thời kỳ đầu phát triển xe điện thì các dòng xe hybrid sẽ là bước chuyển tiếp hoàn hảo giữa xe động cơ đốt trong sang xe thuần điện. Hiện nay, hầu hết hãng xe trên thế giới đều sản xuất các dòng xe hybrid.

Đơn cử, Nissan đã kết hợp được kinh nghiệm cũng như công nghệ sản xuất ôtô thuần điện với các cột mốc ấn tượng như phát triển xe điện từ 1947, ra mắt xe điện đầu tiên trên thế giới sử dụng pin lithium-ion năm 1997, ra mắt xe thương mại thuần điện đầu tiên trên thế giới vào năm 2010, sở hữu mẫu xe thuần điện bán chạy nhất thế giới trong gần 1 thập kỷ từ 2010 tới 2019, để rồi phát triển thành công nghệ e-Power.

- E-Power khác gì so với xe xăng, xe hybrid, xe điện thưa PGS?

- E-Power và xe thuần điện giống nhau hoàn toàn về cơ cấu truyền động là sử dụng một động cơ điện công suất cao để dẫn động. Sự khác nhau là ở bộ phận tiếp năng lượng. Thay vì phải cắm sạc ngoại vi như xe thuần điện, e-Power đã có sẵn bộ phát điện trên xe. Động cơ đốt trong chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là dẫn động máy phát điện nạp điện cho pin và mô tơ. Nên có thể nói e-Power là một dạng xe điện tự sạc.

e-Power giống các xe hybrid ở chỗ trang bị đồng thời cả động cơ xăng và điện, nhưng điểm khác biệt là chỉ dẫn động bằng duy nhất động cơ điện nên cho cảm giác lái giống hệt xe thuần điện.

Công nghệ e-Power của Nissan - bước đệm phù hợp cho người Việt - ảnh 3

So sánh nguyên tắc hoạt động của các loại động cơ.

- Như vậy e-Power mang lại những hiệu quả gì?

- Do động cơ đốt trong chỉ làm duy nhất nhiệm vụ dẫn động máy phát điện, nên loại xe này có thể giảm kích thước và công suất, tối ưu chế độ vận hành để tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải.

Xe được dẫn động bằng motor điện nên cũng không cần hộp số, cho phép tăng tốc nhanh, mượt và khả năng tái tạo cao.

Ngoài ra, động cơ xăng luôn vận hành ở vòng tua tối ưu không chỉ tiết kiệm mà còn giảm tiếng ồn so với ôtô động cơ đốt trong. Nếu so với xe điện, xe e-Power đơn giản là không phụ thuộc vào trạm sạc.

Công nghệ e-Power của Nissan - bước đệm phù hợp cho người Việt - ảnh 4

Xe e-Power cho phép tăng tốc nhanh và mượt.

- Theo PGS, so với xe điện đang dần phát triển ở Việt Nam, e-Power nhỉnh hơn ở những giá trị nào?

- Ôtô sử dụng e-Power được dẫn động hoàn toàn bằng điện nên cho cảm giác lái giống các xe điện hiện nay. Ngoài ra, do xe không cần sạc mà chỉ cần đổ xăng nên người tiêu dùng không cần thay đổi thói quen sử dụng xe, hay lo lắng về vấn đề trạm sạc và giới hạn các cung đường.

- PGS đánh giá ra sao về tiềm năng phát triển xe e-Power tại Việt Nam?

- E-Power sẽ cho hiệu quả kinh tế nhiên liệu và cắt giảm khí thải tốt vì cho phép tối ưu động cơ hoạt động ở vùng hiệu suất cao nhất, cùng khả năng phanh tái tạo mạnh mẽ.

Trước những thách thức về cắt giảm ô nhiễm không khí, hạ tầng trạm sạc xe điện chưa hoàn thiện, tôi cho rằng công nghệ e-Power khá phù hợp cho thị trường Việt Nam ở hiện tại. Với những ưu điểm về vận hành như tiết kiệm, êm ái, khả năng tái tạo cao của xe điện nhưng không phải lo lắng về trạm sạc, tôi nghĩ e-Power sẽ là bước đệm phù hợp để người tiêu dùng Việt Nam làm quen với các xe điện truyền thống.

Xe