Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Con hỏi "Sao ở lớp chẳng bạn nào biết Tết là gì?", mẹ Việt ở Bắc Âu có cách ứng xử đáng học hỏi

Gia đình 23/01/2023 - 23:52

Dù xa quê nhưng chị Giang luôn dạy con về Tết.

Chị Ngô Hồng Giang là mẹ của một bạn nhỏ tên là Mũi Tẹt (sinh năm 2019), đang sinh sống ở Thụy Điển, trái tim của Bắc Âu. Hiện tại, chị Giang làm việc với vai trò kỹ sư phần mềm tại một công ty ở thủ đô Stockholm, và thường xuyên chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống và kinh nghiệm nuôi dạy con đa ngôn ngữ, đa văn hoá ở Bắc Âu. 

Bé Mũi Tẹt, 3 tuổi, có thể giao tiếp thành thạo 3 ngôn ngữ và rất tò mò về thế giới xung quanh. Sinh trưởng trong một gia đình với mẹ Việt, bố Nhật và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên, Mũi Tẹt luôn được mẹ chú trọng dạy dỗ và bồi đắp ngôn ngữ và truyền thống Việt. Những ngày Tết xa quê, chị Giang vẫn cố gắng tái hiện lại đầy đủ nhất những phong tục tập quán thường có dịp Tết giống như khi còn ở Việt Nam để con không quên nguồn cội.

Con hỏi

Ý nghĩa của ngày Tết là đoàn viên sum vầy, vì vậy nếu có thể, chị luôn cố gắng cho con về Việt Nam đón Tết cùng đại gia đình.

"Trao quyền" để con chủ động tìm hiểu về văn hoá quê hương

Nếu vào Giáng sinh, cả nhà chị Giang có cơ hội được trải nghiệm tuần đón lễ truyền thống cùng một gia đình người Thuỵ Điển thì vào dịp Tết, chị thường cũng mời gia đình bạn bè người nước ngoài tham gia bữa cơm ngày Tết, giới thiệu cho các bạn món ăn, các phong tục truyền thống.

"Ở đây, dù phong cách sống độc lập, nhưng có một quy tắc ngầm: Tết Dương lịch là thời gian với bạn bè; còn Giáng sinh là thời gian cho gia đình. Mình nhìn thấy sự tương đồng trong ý nghĩ của Tết Nguyên Đán và lễ Giáng sinh ở đó. 

Mình chọn mời bạn bè cùng ăn một bữa cơm bởi theo mình, cách tốt nhất để giữ gìn văn hoá là quảng bá, thay vì cố gắng nhồi nhét mọi người hiểu về giá trị một cách máy móc. Đây là cách nhà Tẹt trao quyền cho con, để con chủ động thích thú và tìm hiểu về văn hoá quê hương, qua chức danh "Đại sứ Tẹt", chị Giang chia sẻ.

Là người Hải Phòng nên chị Giang ăn Tết kiểu Bắc. Trong ký ức của chị, có bánh chưng, có bát miến gà là thấy Tết ấm no. Nhưng Tết vừa rồi, nhà chị ăn Tết có cả bánh tét và thịt kho hột vịt. Ở Stockholm, gia đình chị Giang thân thiết với một hai gia đình gốc Nam, nên Tết đến các nhà góp ẩm thực, góp bản sắc của mỗi gia đình, mỗi địa phương vào trong mỗi dịp tụ tập. Qua đó, Tẹt và cả nhà chị Giang có cơ hội tiếp xúc và trân trọng những giá trị văn hóa vùng miền.

Ngoài ra, đối với chị Giang, ý nghĩa của ngày Tết là đoàn viên sum vầy, vì vậy nếu có thể, chị luôn cố gắng cho con về Việt Nam đón Tết cùng đại gia đình. Vì chắc những người xa quê như mẹ Tẹt, đều không khỏi cảm thấy chạnh lòng khi mỗi dịp cận Tết gọi điện về, nghe ba mẹ nói: "Năm nay các con không về nên cũng chẳng sắm sửa gì...".

Làm sao để con có hứng thú với ngày Tết?

Bạn Tẹt hơn 3 tuổi, đang ở trong độ tuổi lí lắc và tò mò khám phá và thích đặt câu hỏi. Khi cả nhà đang bàn chuyện Tết này về Việt Nam, Tẹt hỏi mẹ: "Sao ở lớp Tẹt chẳng bạn nào biết Tết là gì mẹ ạ?".

Chị Giang hỏi lại con: "Vậy Tẹt có muốn dạy cho các bạn hiểu về Tết không nào?". Và tất nhiên bạn Tẹt chẳng từ chối cơ hội được trao quyền chủ động. Ngoài hỏi mẹ, Tẹt còn gọi điện hỏi ông bà ngoại vì muốn biết rõ hơn về Tết để còn tự tin đi kể lại với các bạn.

"Không khí Tết nhà Tẹt đơn giản lắm, mình không đặt nặng trang trí, hình thức nhưng hay mở album nhạc Tết. Vì là bài tủ, nên bố của Tẹt là người Nhật dù tiếng Việt bập bẹ cũng hoà giọng cùng Tẹt hát vang nhà: "Tết Tết Tết Tết đến rồi"... Đối với mình, đó là Tết".

Tẹt sinh trưởng trong gia đình đa văn hoá và đa ngôn ngữ vì ba người Nhật, mẹ người Việt nhưng Tẹt sinh ra và lớn lên ở Bắc Âu. Ngôn ngữ sử dụng cả tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Thuỵ Điển. Hai vợ chồng chị Giang thống nhất chung trong việc nuôi dạy con: Ngôn ngữ và văn hóa là món quà trời ban chứ không phải một gánh nặng phải học. Vì vậy, trong 2 năm đầu đời của con, cả hai cố gắng tạo cho con nền tảng ngôn ngữ theo cách tiếp thu tự nhiên, kiểu chơi mà học không áp lực. Bạn Tẹt hiện tại không có trở ngại gì trong giao tiếp bằng tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Thuỵ Điển.

Con hỏi

Tẹt sinh trưởng trong gia đình đa văn hoá và đa ngôn ngữ vì ba người Nhật, mẹ người Việt nhưng Tẹt sinh ra và lớn lên ở Bắc Âu.

Theo chị Giang, để con hiểu về văn hóa quê hương nói riêng và văn hóa các quốc gia nói chung, việc trau dồi ngôn ngữ là rất cần thiết.

"Theo mình, bản sắc hay văn hoá không thể thấm, cảm, thấu được nếu một năm chỉ đem ra một lần vào dịp Tết. Nó là một quá trình vun đắp mỗi ngày, qua món trứng rán thịt con yêu thích, qua câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh con đọc, vv… 

Bên cạnh đó, ngôn ngữ là cánh cửa đến với văn hoá, nên nếu không biết, không hiểu tiếng mẹ đẻ thì khó có thể chạm tới, nói gì tới trân trọng và yêu quý văn hoá quê hương. Nhất là với những bạn nhỏ sống ở nước ngoài như Tẹt, gần ½ thời gian trong ngày của con là trong một môi trường, ngôn ngữ, văn hóa hoàn toàn khác.

Khi có ngôn ngữ con có thể tự tin và yêu thích giao tiếp cùng gia đình, họ hàng. Bạn Tẹt hàng ngày đều gọi điện nói chuyện với ông bà ngoại, và bày tỏ rất hào hứng được về ăn Tết với ông bà", bà mẹ này chia sẻ.