Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Có nên kể chuyện quá khứ với nửa kia

Chuyện lạ 22/03/2023 - 03:32

Chia sẻ những chuyện cũ với đối tác là cách thể hiện sự trung thực và tin tưởng. Điều này cần thiết để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh.

Có nên kể chuyện quá khứ với nửa kia - ảnh 1

Chuyện trò cởi mở là cách giúp cả hai thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels.

Giao tiếp cởi mở là “chìa khóa” giúp đôi bên khám phá ra những điều tích cực và hạn chế của nhau, nhưng không có nghĩa là phải chia sẻ mọi thứ. Có những điều từ quá khứ không ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại, dĩ nhiên cả hai có thể giữ chúng cho riêng mình, theo Marriage.

5 điều nên nói

Đời sống tình dục/khả năng sinh sản: Nếu bạn không tiết lộ sớm và để người kia phát hiện ra, họ có thể cảm thấy bị phản bội.

Bệnh lý: Mặc dù cả hai không nên đào bới để tìm hiểu mọi tình trường hay chuyện tình dục của người kia, nhưng đôi bên cần biết về bất kỳ bệnh lý, và lần cuối họ đi khám sức khỏe sinh sản là từ khi nào.

Có nên kể chuyện quá khứ với nửa kia - ảnh 2
Kể về lịch sử tình trường có thể khiến nửa kia ghen tuông, mất tin tưởng và khó có thể chấp nhận. Ảnh: RODNAE Productions/Pexels.

Lịch sử tình trường: Không cần đề cập đến chính xác số người mà bạn đã từng sống thử hay số lượng người yêu cũ. Tuy nhiên, nếu cố tình lừa dối mình đã từng đính hôn, kết hôn, có con với người cũ, đây lại là tình huống khác.

Lý do kết thúc mối quan hệ cũ: Nhiều đối tác cần biết về các mối quan hệ nghiêm túc và lý do tại sao chúng kết thúc. Điều quan trọng là phải cho đối phương biết nếu bạn chia tay do ngoại tình, rắc rối tài chính hoặc bị lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào.

Tổn thương trong quá khứ: Đây có thể là chất xúc tác ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hiện tại. Nếu bị người cũ khủng hoảng tinh thần, cảm xúc, lạm dụng tình dục khiến bạn nhạy cảm, thu mình thì việc chia sẻ điều đó với nửa kia là rất quan trọng.

5 điều không nên nói

Không có ích gì khi chia sẻ mọi điều trong quá khứ với đối tác mới nếu chuyện đó không liên quan hay ảnh hưởng đến chuyện tình của hai người.

Có nên kể chuyện quá khứ với nửa kia - ảnh 3
Không dễ dàng để chia sẻ những bí mật và trải nghiệm tổi tệ trong quá khứ với đối phương. Ảnh: Jcomp/Freepik.

Số lần thân mật cơ thể: Cho dù đối phương cố gắng gặng hỏi về việc bản thân đã ngủ với bao nhiêu người, đừng đưa ra đáp án chính xác. Một khi đã nhận được câu trả lời, đôi khi nửa kia sẽ thất vọng, tự ti, thậm chí sử dụng nó như một “mũi dao” đâm vào trái tim bạn.

Nhớ nhung người yêu cũ: Việc hoài niệm về một chuyện tình cũ và đôi khi nhớ người xưa là điều bình thường. Tuy nhiên, hãy tránh so sánh mối quan hệ trong quá khứ với mối quan hệ hiện tại.

Kể lể về kỷ niệm: “Anh ấy luôn mua hoa cho em vào ngày sinh nhật”, “Người xưa luôn đưa đón em vào ngày mưa”, “Em nhớ giây phút người đó ôm em vào ngày buồn nhất”. Đó chỉ là 3 trong nhiều câu nói gây sát thương trái tim của nửa kia.

Có nên kể chuyện quá khứ với nửa kia - ảnh 4

Chôn vùi quá khứ trong lòng là điều không hề dễ dàng, cởi mở tâm sự là cách giúp bản thân bớt buồn bã. Ảnh: Freepik.

Sai lầm trong quá khứ: Nếu bạn từng lừa dối và thích trêu đùa tình cảm người cũ, dù có cảm thấy tội lỗi, ăn năn đến đâu cũng không nên nói cho đối phương biết điều đó. Đây là vấn đề nhạy cảm và đối tác có thể phải suy nghĩ rất nhiều.

Chuyện chăn gối với người cũ: Tuyệt đối không nên kể lể chuyện mình đã quan hệ với người yêu cũ như thế nào, cảm xúc ra sao, đặc biệt nếu định khen hay phấn khích. Người yêu hiện tại sẽ có thể cảm thấy không an toàn và điều đó có thể làm rạn nứt mối quan hệ.

5 lời khuyên

Thời gian - phép thử duy nhất: Mặc dù người mới cần biết về các mối quan hệ trong quá khứ để thấu hiểu hơn, đôi bên không nên chia sẻ quá nhiều, quá sớm. Nếu chuyện tình chỉ đang chớm nở, hãy bình tĩnh, xem xét mối quan hệ sẽ đi đến đâu trước.

Dành thời gian để xây dựng lòng tin và tìm hiểu đối tác. Nên xem họ sẵn sàng cảm thông cho quá khứ đến đâu trước khi biết hết mọi chuyện.

Đừng chia sẻ quá nhiều: Thật khó để dừng lại khi ai đó bắt đầu chuyện trò về những mảnh tình cũ. Đó là “lằn ranh đỏ”, vì vậy không nên chạm đến.

Khi nói về mối quan hệ trong quá khứ với đối tác mới, đừng nên đi sâu vào những chi tiết thân mật vì điều này sẽ không có lợi theo bất kỳ cách nào.

Không nói xấu người cũ: Cho dù người kia có hành hạ cảm xúc, dày vò trái tim đến mức nào cũng không nên nói xấu họ. Dù cho mối quan hệ đó không lành mạnh hay độc hại, nói xấu người yêu cũ không bao giờ là một ý kiến hay.

Khi đó, người mới sẽ nhìn chúng ta với một cặp mắt khác và cảm thấy như bạn vẫn chưa vượt qua được mối quan hệ này. Ở chiều ngược lại, liên tục kể lể về những điều tuyệt vời và nỗi nhớ tình xưa có thể khiến đối phương mất hứng thú và làm tổn thương đến ta.

Giữ kỳ vọng trong tầm kiểm soát: Sẽ chẳng hay ho gì nếu luôn vẽ bản thân với nét đầy yếu đuối, tổn thương và mong muốn nửa kia biết những gì mình đã trải qua trong mối quan hệ độc hại cũ.

Dù đối tác mới có thể cảm thông, nhiều khả năng họ có thể nghĩ theo hướng khác. Thay vì nhẹ nhàng hơn với bạn, họ có thể sẽ hiểu lầm, đánh giá.

Vì vậy, trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào với họ, hãy dành thời gian tìm hiểu xem người kia đã sẵn sàng lắng nghe những gì bạn sắp nói với họ hay chưa.

Vạch ranh giới: Nhiều người cảm thấy khó chịu khi bị bắt buộc phải lắng nghe và cảm thông cho những mối tình cũ và những sai lầm của nửa kia trong quá khứ

Chọn lọc và suy nghĩ thấu đáo những điều cần nói là cách hay để khiến người nghe dễ chịu và cảm thông.

Để bảo vệ cả hai và mối quan hệ, hãy vạch ra ranh giới mỗi khi muốn chia sẻ những điều trong quá khứ của mình.

Sự bất công với phụ nữ luôn ẩn mình trong xã hội hiện đại

Khi nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống như: Giao thông, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… phần lớn dữ liệu được thu thập từ nam giới, hoặc không phân biệt giới tính khi tiến hành khảo sát. Từ đó các nhu cầu của phụ nữ không được quan tâm đúng mức. Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về bình đẳng giới. Bình đẳng không nằm ở việc đặt hai giới ngang nhau khi suy xét một vấn đề cụ thể. Sự công bằng đến từ việc nhìn nhận một cách đúng đắn về các hạn chế của phụ nữ từ đó giúp họ thể hiện hết khả năng của mình và không bị tụt lại phía sau.