7 giờ tối, chị gọi điện hỏi anh đang ở đâu. Đầu dây bên kia, anh trả lời qua quýt: “Đang đi công chuyện tí, lát anh về”. Nói rồi anh cúp máy cái rụp.
Chị không còn lạ mấy từ “đi công chuyện”, “lát anh về” nữa. Bởi chị đã nghe những điều đó đến nhàm tai. Ngày nào cũng bổn cũ soạn lại, ngày nào anh cũng nói chỉ nhiêu đó rồi ngắt điện thoại.
Nhiều lần, chị than thở chuyện anh la cà, góp ý nhẹ nhàng có, gay gắt có. Thậm chí có làn hai vợ chồng còn to tiếng, không giữ được bình tĩnh mà quăng cả mâm cơm. Tình hình chỉ thay đổi được non 1 tháng thì anh lại tiếp tục mê mải mà kiếm cớ về muộn.
Có hôm chị bị té xe, gọi cho anh thì thuê bao không liên lạc được. Con thì chưa đón, chị lê cái chân đau về đón con, vừa tủi thân vừa tức giận. Anh về nhà say mèm, đồng hồ chỉ hơn 10 giờ đêm. Chị nhìn cảnh chồng mình không ra người tỉnh, nhìn cái chân đau, nhìn con khóc ngằn ngặt mà uất nghẹn.
Anh luôn kiếm cớ để ra ngoài chơi bời (ảnh minh họa)
Lần đó, phải có tiếng nói của ba mẹ chồng, chị mới nguôi giận, tha thứ cho anh. Chân lành, chị lại tất tả lo nọ lo kia, việc gì cũng tới tay. Kết quả, chẳng được mấy tháng anh lại trốn đi nhậu cho… đỡ ghiền.
Chị mang bầu bé thứ hai, nghén mệt đến nỗi chẳng còn quan tâm giờ giấc của chồng. Anh phụ đưa đón bé lớn đi học. Nhưng cứ đón con về xong là anh lại kiếm cớ ra ngoài. Hôm anh nói đi cắt tóc, hôm anh bảo chạy ra đưa hồ sơ cho bạn, rồi cả tiếng không thấy bóng dáng. Chị dường như đã quen, nên chẳng thèm nói nữa.
Sinh con sau 6 tháng thì chị nhanh chóng trở lại với công việc. Nhà có một bé 3 t.uổi, một bé còn chưa tròn t.uổi. Nhiều người khuyên chị ở nhà chăm con, tiền thuê người còn quá tiền lương. Nhưng chị không nghĩ vậy. Tính tham công tiếc việc đã khiến chị cố gắng sắp xếp mọi thứ cho ổn thỏa.
Điều làm chị mệt mỏi nhất không phải đến từ con cái hay công việc mà đến từ chồng. Anh phó mặc mọi thứ cho vợ. Chị càng giỏi, anh càng ỷ lại. Chị càng siêng năng cố gắng, anh càng có sao sống vậy.
Làm công việc văn phòng, chẳng phải tăng ca, tính chất công việc cũng không phải đi gặp các sếp, gặp khách hàng nhậu nhẹt, nhưng để anh về đúng giờ là vô cùng khó.
Video đang HOT
Nhiều đêm nằm gác tay nghĩ, chị thấy tổ ấm này chỉ mình chị vun vén. Đem chuyện đi chia sẻ với bạn thì có người nói chị làm gì khiến chồng chẳng muốn về nhà. Chị quay nhìn mình, xem chị có thật sự làm gì khiến anh chán mái nhà này? Hay là tại chị chưa đủ hấp dẫn, hay tại ở ngoài kia có quá nhiều thứ khiến anh mê đắm.
Chị còn lo anh có bồ. Có nhiều lần, chị nhờ người theo dõi anh thử. Kết quả là anh chỉ trà dư tửu hậu, đi bù khú tụ tập với bạn, chứ chưa có mối quan hệ nam nữ đáng nghi nào.
Hôm qua cũng vậy, đã 8 giờ tối mà anh vẫn chưa về, cơm nước nguội ngắt, con cái đứa thì khóc vì sốt, đứa thì bày đồ chơi, nghịch phá. Chị gọi cho chồng, anh không trả lời, lát sau anh gửi tin nhắn lại: “Chờ chút nhé, anh sắp về”.
Chị bật khóc, có bao nhiêu người phụ nữ như chị? Có bao nhiêu anh chồng như anh trên cõi đời này? Chẳng lẽ về nhà đúng giờ là khó vậy sao? Anh thừa hiểu những khó khăn này mà, tại sao anh chỉ biết mình, không chung lưng đấu cật cùng vợ.
Nhiều đêm nằm gác tay nghĩ, chị thấy tổ ấm này chỉ có mình chị vun vén (ảnh minh họa)
Chị đổ bỏ hết cơm thừa, đem con vào phòng ngủ. Ru con xong, chị ngồi dậy kiểm tra tiền tiết kiệm, lên danh sách vài món đồ cần thanh lý, tắm rửa thật sạch sẽ, xức chút dầu thơm rồi lên giường nghỉ ngơi, đầu óc trống rỗng.
Khoản tiền đáng lẽ đầu tư cho anh đi học, đưa anh để kinh doanh cùng bạn, chị sẽ đem gửi vào quỹ của các con cho sinh lời. Cơm nước từ nay chị cũng sẽ không nấu ăn vất vả, chị sẽ thuê cho mình thêm một người giúp việc, tiền công sẽ trích từ tiền lương của anh.
Nghĩ thế, chị nhẹ lòng, bởi người không thay đổi thì chị phải đổi thay. Chị vẫn ở đây, hết sức kiên nhẫn với anh, nhưng chị sẽ không mong cầu, không ép anh phải trở về đúng giờ nữa.
Hôn nhân địa ngục vợ vẫn không dám chấm dứt vì sợ không có chỗ ở
01
Nghe chuyện của Mai Khánh (Hà Đông, Hà Nội) thì ai cũng xúi Khánh bỏ chồng, bỏ ngay tức khắc. Khánh nói rằng mình cũng muốn ly hôn. Thế nhưng từ lúc cô nói đến giờ đã qua 12 năm, cô sinh thêm con, tăng thêm sự đau đớn nhưng vẫn chưa bỏ nổi.
Khánh tỉnh giấc sớm thấy chiếc dép bẩn cô mang đi đ.ánh sạch sẽ. Giữa mùa đông, chồng cô tỉnh giấc xỏ chân vào dép rồi ướt tất và thế là giáng 1 cái tát cùng tiếng la mắng " sao tự dưng giữa mùa đông rét mướt đi cọ dép làm gì hả, ngu thật đấy".
Khánh không phải là người sống lệ thuộc, cô chỉ là người không dám lên tiếng. Chồng cô khỏe hơn cô và những trận đòn như thế khiến Khánh chỉ biết tự vệ bằng cách im lặng.
Có những hôm vì tính chất công việc cô về muộn, chồng cô biết nấu cơm cho mình và các con ăn. Nhưng lúc mở chiếc lồng bàn ra thì cô thấy còn 2 miếng đậu luộc xô lệch và chút xíu canh chua cùng bát đĩa ngổn ngang. Chồng cô nói thẳng: "Tôi không có nghĩa vụ phục vụ cô. Làm vợ không nấu được bữa ăn cho chồng con thì tự kiếm cái gì mà ăn". Khánh gạt nước mắt ăn phần cơm còn lại.
Bạn bè ai nghe chuyện cũng bảo Khánh nhu nhược, sao để chồng đè đầu cưỡi cổ mà không biết phản kháng, không biết tự vệ, không biết đấu tranh, thậm chí không cả biết... rời đi?
02
Ai cũng khuyên Khánh ly hôn. Ừ, ly hôn không phải là điều Khánh không nghĩ tới. Nhưng Khánh vẫn cự nự: "Ly hôn xong tớ ở đâu?". Bạn bè phát tức với câu hỏi vô nghĩa ấy mà nói rằng nhà là của 2 vợ chồng cùng mua, Khánh có 1 nửa.
Bây giờ ai ở lại thì người kia sẽ trả nốt phần tiền còn lại. Hoặc không thì bán đi chia đôi. Hoặc thậm chí tệ nữa thì cũng không cần cả cái nhà đó, ra ngoài thuê nhà mà ở. Cái chính là cô cần tư vấn luật sư trước khi đưa đơn ra tòa. Khánh ậm ừ như thể hiểu ra vấn đề mà cuối cùng để 12 năm nữa trôi qua.
Đau khổ như càng lún sâu, mâu thuẫn càng như đỉnh điểm. Chồng cô khinh cô ra mặt. Khánh cũng không hề còn cảm xúc với chồng nữa nhưng vẫn ở chung nhà, vẫn ngủ chung giường.
Một người bạn trước câu hỏi: "Ly hôn xong tớ ở đâu?" đã kể cho Khánh nghe câu chuyện của chính mình. Cô thậm chí đã chấp nhận điều tiếng "bỏ chồng theo bồ" để quyết tâm dứt khoát ra khỏi một cuộc hôn nhân, dù tình yêu đến từ thời thanh mai trúc mã.
Những món nợ chồng mang về khiến cô tuột dốc, cho đến ngày cô nhận ra không thể để đời mình héo tàn hơn vì những gì người đầu gối tay ấp mang đến.
"Một người bạn đã nói với tớ rằng, cô hoa khôi ngày xưa đã úa tàn. Lúc đó tớ thực sự nhận ra mỗi vết nhăn trên khuôn mặt là mỗi lần người tớ gọi là chồng vẽ lên bằng những món nợ, bằng những lần ngoại tình. Anh ta chưa bao giờ dám động tay động chân với tớ, anh ta biết nấu ăn ngon và cũng biết chiều chuộng vợ con khi anh ta bình thường. Nhưng như thế không bao giờ là đủ.
Đau quá tớ tự biết cách buông và không gì có thể níu được tớ, kể cả anh ta có quỳ một ngày một đêm trước cửa nhà. Kể cả mẹ chồng xỉa xói rằng "bỏ chồng theo trai". Tớ bất chấp và thực hiện điều mình muốn lúc đó, sự tự do. Lúc đó tớ mang 2 đứa con và 1 món nợ. Nhưng như cậu thấy đấy tớ giờ đây rất ổn, không chỉ là chuyện kinh tế mà còn là tinh thần. Đừng nói không có chỗ ở, chỉ là cậu có thực sự dám buông tay cuộc hôn nhân rách nát mà cậu đang có chưa?", bạn nói với Khánh những điều chân thành như thế.
Khánh cũng thực sự giật mình, hóa ra việc "không có nhà" chỉ là 1 sự bao biện cho việc cô chưa dám đối mặt với tiếng "gái bỏ chồng", cô cũng sợ con cô không đủ bố đủ mẹ nhưng toàn trình diễn những cuộc cãi vã cho chúng xem... Hóa ra, nếu người ta nhận ra rằng mình đang bám víu vào những điều quá mơ hồ, tức là mình đã tước đi của chính mình 1 cơ hội.
03
Người ta bảo khi muốn bạn sẽ tìm cách, còn khi không muốn bạn sẽ tìm lý do. Nếu còn đưa chuyện chỗ ở ra để thành vấn đề cho chính mình, nhưng không hề đi tìm sự tư vấn từ luật sư và không có bất cứ động thái nào cho việc sang trang mới thì tức là chính bạn đã không quyết định cho việc đó. Bạn đã lãng phí thanh xuân đến mức không còn cả tiếc mình thì ai có thể tiếc hộ bạn đây?
12 năm đã trôi qua và người phụ nữ kia vẫn còn ở lại trong 1 cuộc hôn nhân tồi tệ với những lý do do chính mình tự vẽ ra cho việc không thể rời đi. Có nhiều người đã bắt đầu với xuất phát điểm âm, chứ không phải là quay trở về vạch xuất phát, nhưng họ đã thành công là vì họ có sự quyết tâm.
Không ai cổ động bạn phá tan 1 gia đình hạnh phúc nhưng nếu nó thực sự là nấm mồ c.hôn s.ống chính bạn thì sao lại còn ngồi đó để đào thêm huyệt rộng ra?
Chẳng có gì là dễ dàng cho sự bắt đầu lại, nhưng nó cũng không thực sự khó khăn như cách bạn chẳng thể dứt áo ra đi và chọn ngồi lại rồi khóc. Khi bạn còn khát vọng bước tiếp tức là sẽ có cánh cửa khác mở ra đang chờ bạn ở phía trước. Định luật đơn giản đó thực sự phụ nữ phải biết để thôi ngại ngần cho những kết thúc hay bắt đầu.
Và chỉ có khi là chính bạn huyễn hoặc chính mình hoặc không dám dứt áo vì những lý do chủ quan và khách quan mà bạn vẽ lên rất khéo rồi ngồi... khóc tiếp!
Chị gái đặt lên bàn nửa tỷ và nói một câu khiến vợ chồng tôi nghẹn ngào Tôi nhìn số tiền nằm trên bàn mà choáng lặng cả người. 4 năm nay, tôi sống ở nhà của vợ chồng chị gái. Thường ngày, sau khi tan làm, tôi sẽ giúp chị gái dọn dẹp nhà cửa và đưa đón cháu nhỏ. Thỉnh thoảng tôi cũng...