Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai

Sức khoẻ 29/09/2022 - 16:50

Trong thai kỳ, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý nhiều mặt, từ dinh dưỡng đến vận động, và vận động như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Thai phụ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để quá trình vận động trong giai đoạn mang thai đạt kết quả tốt nhất, cũng như luôn giữ được an toàn cho mẹ và thai nhi nhé!

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai - ảnh 1 ADVERTISEMENT

1. Cường độ tập thể dục thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ

Trong cuộc sống, phụ nữ sau khi mang thai thường trở nên thận trọng, luôn lo lắng nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thật khó tin khi thấy một người nào đó tham gia chạy marathon khi mang thai.

Trên thực tế, các bà mẹ tương lai cũng nên tham gia một số bài tập thể dục khi mang thai, điều này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe thai nhi mà còn giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, tuy nhiên, việc tham gia tập thể dục khi mang thai phải kiểm soát được cường độ tập luyện ở các giai đoạn khác nhau.

Chẳng hạn như mới mang thai, cường độ tập luyện không nên quá lớn, lúc này trứng đã thụ tinh đang trong giai đoạn làm tổ, nếu cường độ tập luyện quá cao sẽ dễ gây sảy thai. Cường độ tập thể thao có thể tăng từ từ trong tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này thai nhi đã tương đối ổn định nên thai phụ có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, chạy nhẹ nhàng… Ở giai đoạn sau, cường độ vận động không nên quá lớn, vì có nguy cơ dẫn đến sinh non.

Video đang HOT

2. Lao động và thể thao không giống nhau

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Qua tra cứu thông tin, các bà mẹ tương lai biết được việc duy trì vận động hợp lý khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng có thể họ hiểu sai, cho rằng tăng cường độ lao động thường đồng nghĩa với việc tham gia thể thao, thực tế không phải vậy.

Việc lao động, làm việc với cường độ cao làm cho các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi tập thể dục và tham gia các môn thể thao, tâm trạng thường thoải mái hơn, và bạn có thể tự kiểm soát cường độ tập nên không ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sức khỏe của bạn.

3. Có sự khác biệt lớn giữa các mẹ bầu

Có sự khác biệt rất lớn giữa các mẹ bầu, điều này liên quan đến thói quen tập thể dục của mẹ bầu trước khi mang thai, một số mẹ bầu đã tập thể dục chuyên nghiệp từ trước nên sẽ khác với những mẹ bầu không có thói quen tập thể dục.

Theo đó, tùy vào mức độ tập luyện của thai phụ trước khi mang thai để tính toán cường độ luyện tập khi mang thai. Theo đó, lúc mang thai, cường độ luyện tập chỉ nên bằng 60% so với cường độ luyện tập lúc chưa mang thai.

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai - ảnh 3

Sau khi đọc những điều này, bây giờ bạn đã biết những lưu ý cho các bà mẹ tương lai khi tham gia tập thể dục khi mang thai chưa? Tất nhiên, không phải tất cả các bà mẹ tương lai đều thích hợp để tham gia các môn thể thao, đối với những bà mẹ mang thai bị tăng huyết áp thai kỳ và lượng đường trong máu cao thì không nên tham gia các môn thể thao vận động, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng.

ADVERTISEMENT

Đâu là những thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Cụ thể, khi thời tiết nắng nóng, việc đi ngoài nắng kéo dài, không bù nước hay có các biện pháp che chắn, cơ thể sẽ bị mất nước mất nhiệt, dẫn đến thay đổi huyết áp, gia tăng nguy cơ đột quỵ. Khi ở trong phòng máy lạnh, để chế độ nhiệt độ thấp, đặc biệt nếu cơ thể nằm lạnh một đêm dài, sẽ dẫn đến các thay đổi về co giãn mạch máu, yếu tố huyết áp, thay đổi nhịp tim. Nếu đột xuất đi từ ngoài trời nóng vào phòng lạnh hoặc ngược lại, sẽ rất nguy hiểm vì chức năng đáp ứng tim mạch của cơ thể bị thay đổi đột ngột.

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong tập thể dục khi mang thai - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Mọi người cần tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, tránh ngồi nhiều một chỗ, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý khác. Ảnh SHUTTERSTOCK

ADVERTISEMENT

Người bình thường khỏe mạnh thì có thể chỉ khó chịu, mệt, hoặc dễ cảm nhưng đối với những người đang mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường, hoặc mạch máu có hẹp, xơ vữa hay mạch máu đang yếu, có túi phình, thì rất dễ xảy ra đột quỵ, nhồi máu hoặc xuất huyết.

Bác sĩ Thắng cho hay: Đột quỵ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng xuất hiện những triệu chứng giống nhau. Trong đó, 3 triệu chứng phổ biến nhất là: miệng méo xệch qua một bên; yếu tay, chân; rối loạn lời nói, nói không rõ, như bị ngọng. Bác sĩ khuyến cáo chỉ cần có ít nhất 1 triệu chứng trên, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, đặc biệt nếu các tình trạng này xảy ra đột ngột.

Theo bác sĩ, tất cả mọi người đều có nguy cơ đột quỵ. Người càng lớn tuổi nguy cơ càng cao. Nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới. Có những yếu tố nguy cơ chúng ta có thể điều chỉnh được, trong đó quan trọng nhất là tăng huyết áp, nếu điều trị tốt sẽ giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm soát tốt các bệnh như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch đặc biệt là rung nhĩ. Thói quen ít vận động, ngồi nhiều một chỗ, chế độ ăn mặn, nhiều chất béo, thiếu rau xanh cũng làm tăng nhanh nguy cơ đột quỵ.

Cứu thai phụ bị co giật toàn thân Thai phụ Đ.T.H, 34 tuổi, ở Long An bất ngờ bị co giật toàn thân 2 cơn, mỗi cơn kéo dài 1-2 phút nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ngày 30.7, BS.CKII. Lê Thị Chuyền - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Xuyên...

Chia sẻ