Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.

Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ

Chính trị 03/05/2024 - 15:59

Mới lấn sân sang mảng làm đẹp với các sản phẩm "made in Italy" được 2 năm, Dolce & Gabbana tham vọng vượt mặt các đối thủ mạnh như Chanel, Dior.

Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ - ảnh 1

Chỉ hơn 2 năm từ khi chính thức được trình làng, Dolce & Gabbana Beauty (D&G Beauty) đã đạt doanh thu ấn tượng 1,5 tỷ euro, đồng thời tung ra dòng sản phẩm trang điểm mới.

D&G Beauty, phân nhánh mỹ phẩm của hãng thời trang cao cấp Italy Dolce & Gabbana, không còn “khiêm tốn" với son môi và phấn phủ. Giờ đây, thương hiệu đã có một dòng sản phẩm trang điểm hoàn chỉnh, bao gồm kem nền, son môi dạng lỏng, phấn má hồng, mascara, bảng phấn mắt và hộp đựng đồ trang điểm với logo D&G, theo Vogue Business.

Lĩnh vực đầy cạnh tranh

Gianluca Toniolo, Giám đốc điều hành D&G Beauty, giới thiệu các sản phẩm đều nhắm những khách hàng Gen Z (sinh năm 1997-2012) và Gen Alpha (sinh sau năm 2012).

CEO Toniolo tự hào rằng các sản phẩm trang điểm của hãng đều được sản xuất hoàn toàn tại Italy, cũng là trụ sở của thương hiệu D&G. Điều này không chỉ giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng, mà còn đem lại sự linh hoạt cho thương hiệu trong việc đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu từ thị trường và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

“Chúng tôi đã phát triển một dòng sản phẩm trang điểm kết hợp sự khác biệt của thương hiệu độc lập cùng với nguồn lực từ một thương hiệu cao cấp", Toniolo phát biểu tại Spring Studios ở New York (Mỹ), nơi D&G Beauty tổ chức lễ kỷ niệm mừng ngày ra mắt BST mỹ phẩm mới của mình.

Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ - ảnh 2 Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ - ảnh 3

Thương hiệu đã có một dòng sản phẩm trang điểm hoàn chỉnh gồm kem nền, son môi dạng lỏng, phấn má hồng, mascara, bảng phấn mắt...

Sự kiện ra mắt sản phẩm trang điểm của Dolce & Gabbana diễn ra khi ngành công nghiệp làm đẹp cao cấp đạt đến tầm cao mới.

Prada đã tái khởi động hoạt động kinh doanh làm đẹp vào tháng 8/2023 với cái bắt tay cùng L'Oréal, đơn vị cung cấp giấy phép cho dòng mỹ phẩm YSL Beauty và Valentino.

Những người mới tham gia vào thị trường này gần đây là Hermès và Gucci cũng đang phải đối đầu với những đối thủ lâu năm như Chanel, Dior và Armani.

Đây là một lĩnh vực đầy cạnh tranh. Việc vận hành các hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trong nội bộ các tập đoàn lớn rất tốn kém, phức tạp. Các nhóm phát triển sản phẩm cần được xây dựng trên quy mô lớn, bên cạnh các hệ thống sản xuất và phân phối mới.

Các thương hiệu khác cũng từng thất bại khi lấn sân sang lĩnh vực này. Điển hình như Burberry đã tự sản xuất đồ trang điểm và nước hoa vào năm 2013, nhưng tỷ suất lợi nhuận không đủ để bù đắp chi phí tiếp thị và phân phối quá cao. Cuối cùng, thương hiệu này phải ký kết hợp tác chiến lược với Coty vào năm 2017.

Tham vọng của D&G Beauty

Tham vọng của D&G Beauty rất lớn. Công ty tin rằng mình có thể trở thành doanh nghiệp trị giá 4 tỷ euro trong 4 năm tới. Có thể nói đây là một ván cược khổng lồ của hãng vào dòng mỹ phẩm "made in Italy".

Tất nhiên, đợt ra mắt sản phẩm trang điểm vào đầu năm nay chỉ là bước khởi đầu. 180 sản phẩm được lên kế hoạch vào cuối năm nay và 365 sản phẩm sẽ ra mắt vào cuối năm 2025.

Hiện tại, mỹ phẩm chỉ chiếm 5% doanh số bán hàng, còn lại là nước hoa. Toniolo muốn con số này tăng lên 30% trong thời gian tới. Đồng thời, thương hiệu cũng ấp ủ kế hoạch cho ra mắt sản phẩm chăm sóc da vào năm 2025.

Sự khác biệt và điểm mạnh của D&G Beauty còn nhờ sự góp mặt của những nhân vật quan trọng trong công ty, bao gồm hai nhà sáng lập Stefano Gabbana và Domenico Dolce, cùng CEO Alfonso Dolce.

Cùng với Toniolo, họ đã đưa ra những quyết định quan trọng trong việc định hình và phát triển thương hiệu mỹ phẩm, xem xét mọi khâu từ phân phối đến thiết kế.

Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ - ảnh 4 Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ - ảnh 5

D&G Beauty tin rằng họ có thể trở thành doanh nghiệp trị giá 4 tỷ Euro trong 4 năm tới. Đồng thời, thương hiệu ấp ủ kế hoạch ra mắt dòng sản phẩm dưỡng da.

Ngoài ra, D&G Beauty cũng có một số lợi thế khác. Điển hình như việc tổng công ty có những văn phòng chi nhánh ở Miami (Mỹ), Dubai (UAE), Singapore, Paris (Pháp) và Madrid (Tây Ban Nha).

“Việc có những chi nhánh hoạt động tại các điểm khác nhau trên thế giới giúp công ty hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ và sản phẩm phù hợp hơn”, Toniolo nói.

Thương hiệu cũng sử dụng tài khoản Instagram và TikTok của D&G Beauty để hiểu xu hướng, sở thích của người tiêu dùng. Dòng sản phẩm của hãng tập trung đến người dùng trẻ tuổi, do đó, độ tuổi trung bình của đội ngũ cũng chỉ 34-35, nhằm giúp công ty có tư duy trẻ trung nhất có thể.

Tự sản xuất tại Italy cũng giúp D&G Beauty có thể phát triển nhanh hơn. Sau khi gia nhập vào năm 2021, Toniolo cho biết những sản phẩm đầu tiên đã lên kệ vào tháng 1 năm 2023, có nghĩa là công ty đã thành lập và hoạt động trong vòng chưa đầy hai năm.

“Chúng tôi có thể nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh”, CEO thương hiệu khẳng định.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.