Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu

Kinh tế 03/05/2024 - 20:23

Các chuyên gia cảnh báo tỷ lệ sinh giảm sẽ gây áp lực lên lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế của Đức.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu - ảnh 1

Tỷ lệ sinh ở Đức đạt mức thấp nhất trong một thập kỷ trong khi số cuộc hôn nhân ở quốc gia này cũng đang ở mức thấp kỷ lục sau chiến tranh. Điều này làm tăng thêm áp lực về nhân khẩu học lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Nền kinh tế của Đức, theo các chuyên gia, hầu như không tăng trưởng trong 4 năm từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Hoạt động yếu kém của kinh tế quốc gia buộc chính phủ nước này phải thắt chặt chi tiêu và gián tiếp làm giảm tỷ lệ sinh.

Theo số liệu thống kê mà Destatis, văn phòng thống kê liên bang Đức, công bố ngày 2/5, tổng cộng có 693.000 trẻ em được sinh ra vào năm 2023. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003 và giảm 6,2% so với năm trước.

Tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa và lực lượng lao động bị thu hẹp là những vấn đề lớn nhất mà các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Âu đang phải đối mặt. Những vấn đề này đang làm tăng áp lực cho tài chính công và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn đã ảm đạm của khu vực.

Hậu quả sau đại dịch

Già hóa dân số ở Đức còn được thể hiện trong nhiều vấn đề. Số cuộc hôn nhân ở nước này đã giảm 7,6% trong năm qua và đạt mức thấp nhất trong vòng 75 năm (trừ năm 2021 do lệnh phong tỏa chống Covid-19 khiến nhiều đám cưới bị hoãn).

Các nhà kinh tế học cảnh báo rằng tỷ lệ sinh ở Đức sẽ làm suy yếu lực lượng lao động và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu nó tiếp tục giảm, nhất là khi thế hệ Boomer (những người sinh năm 1946-1964) bước vào tuổi nghỉ hưu.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu - ảnh 2

Áp lực kinh tế và tình hình chính trị - xã hội trên thế giới làm nhiều người Đức không muốn sinh con. Ảnh: DPA.

“Giống như các nước châu Âu khác, tỷ lệ sinh ở Đức giảm là hậu quả sau đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng chồng chéo xảy ra trên thế giới. Rõ ràng, tình hình kinh tế - chính trị thế giới làm mọi người không muốn sinh con”, Michaela Kreyenfeld, giáo sư xã hội học ở Berlin, cho biết.

“Số lượng sinh sẽ giảm khi số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở giảm”, bà nói.

Những cải cách của chính phủ trong năm 2005 và 2007 đã cải thiện chế độ thai sản và chăm sóc con cái cho người lao động. Ví dụ như cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em, cho phép phụ nữ nghỉ chăm con mà vẫn được hưởng lương hoặc tìm việc làm cho phụ nữ.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu - ảnh 3

Theo Destitas, chỉ có 693.000 trẻ em được sinh ra trong năm 2023, thấp hơn 6,2% so với năm trước: Ảnh: DPA.

Tuy nhiên, Kreyenfeld cho biết tình hình đang xấu đi trong những năm gần đây. “Do thiếu lao động và ngân sách tài trợ từ chính phủ, các nhà trẻ phải giảm thời gian làm việc”, bà nói thêm việc chính phủ thắt chặt ngân sách làm “hạn chế thời gian nghỉ phép của những bậc cha mẹ có thu nhập cao nhất”.

Bảng xếp hạng của UNICEF năm 2021 về chính sách chăm sóc trẻ em ở 41 quốc gia cho thấy Đức đứng thứ 5, vượt các quốc gia lớn khác trong EU. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định hệ thống thuế và giờ làm việc ở Đức vẫn không khuyến khích phụ nữ làm việc.

Thu hút người nhập cư

Tỷ lệ sinh ở Đức - số trẻ em trung bình trên một phụ nữ - là 1,46 vào năm 2022, ngang với mức trung bình của EU. Con số này thấp hơn nhiều so với mức thay thế là 2,1 - tỷ lệ sinh phù hợp để một quốc gia có dân số ổn định.

Tỷ lệ sinh ở phụ nữ có quốc tịch Đức là 1,36, thấp hơn nhiều so với 1,88 - tỷ lệ sinh của phụ nữ là cư dân nước ngoài ở Đức.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu - ảnh 4

Biểu đồ tỷ lệ sinh ở Đức từ năm 1950 đến 2023. Ảnh: Destatis / Financial Times.

Destatis cho biết tỷ lệ sinh giảm mạnh hơn ở Đông Đức. Cụ thể, tỷ lệ sinh ở phía Đông, trừ Berlin, giảm 9,2% so với năm trước trong khi ở phía Tây giảm 5,9%.

Tình trạng hôn nhân của người dân nước này cũng đang gặp vấn đề tương tự. Số cuộc hôn nhân đã giảm 9% ở miền Đông và 7,4% ở miền Tây.

Sau Covid-19, dân số Đức khựng lại ở mức 83,2 triệu người. Con số này đã tăng trưởng lại vào năm 2022 nhờ làn sóng nhập cư. Năm 2023, Destatis ước tính dân số Đức ở mức 84,7 triệu người, tăng 0,3% so với năm trước.

Kỷ lục không ai mong đợi ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu - ảnh 5

Tỷ lệ sinh năm 2023 của Đức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Ảnh: DPA.

Cơ quan việc làm nước này khuyến nghị chính phủ thu hút 400.000 người nhập cư mỗi năm để giữ cho lực lượng lao động không bị thu hẹp. Năm trước, chính phủ Đức đã đưa ra các chương trình thị thực mới nhằm thu hút nhiều lao động có trình độ.

Dữ liệu từ Destatis cho thấy số lượng thị thực được cấp tạm thời cho những người từ các quốc gia ngoài EU đến làm việc ở Đức đạt 68.000 người vào năm 2023, cao hơn gấp ba lần so với năm 2021.

Một nghiên cứu gần đây của Hội đồng các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng lực lượng lao động ngày càng thu hẹp và dân số già hóa sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Đức chậm lại còn 0,4%/năm khi thập kỷ này kết thúc.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.